ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TỬ VONG CỦA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kháng kháng sinh của các căn nguyên gây nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và các yếu tố nguy cơ tử vong tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu, mô tả cắt ngang 970 bệnh nhân điều trị trên 48h tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) bệnh viện Bạch Mai (08/219- 07/2020). Kết quả: Tỷ lệ NKBV là 14%, căn nguyên vi khuẩn hay gặp nhất là A.Baumannii (28,2%), K.pneumoniae (19,7%), P.aeruginosa (6,3%), căn nguyên nấm hay gặp nhất là Candida Albicans (8,6%). 95% các chủng A.Baumannii, K.pneumoniae, P.aeruginosa đã kháng với nhóm kháng sinh Cephalosporin và Quinolon, 70% - 96% kháng với nhóm Carbapenem, nhóm Colistin có tỷ lệ kháng thấp nhất (A.Baumannii 0%, K.pneumoniae 23%, P.aeruginosa 25%). Với nhóm Aminoglycosid thì K.pneumoniae kháng thấp hơn (32%) so với chủng A.Baumannii (88%) và P.aeruginosa (60%). 970 bệnh nhân nghiên cứu có tỷ lệ tử vong là 25% (243/970), tử vong do NKBV là 33,6% (46/137). Các yếu tố độc lập làm tăng tỷ lệ tử vong là suy giảm miễn dịch (OR 2,3; 95% CI 1,4-3,86), p < 0,01), thở máy (OR 14,6; 95% CI 5,4- 39,6; p <0,01), đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (OR 1,83; 95% CI 1,2- 2,7, p < 0,01), đặt sonde tiểu (OR 2,0; 95% CI 1,2- 3,8, p <0,05), NKBV (OR 1,63; 95% CI 1,1- 2,4; p < 0,05), căn nguyên gây NKBV K.pneumoniae (OR 2,27; 95% CI 1,1- 4,6; p < 0,05), A.Baumanii (OR 1,76; 95% CI 1,1- 3,35; p <0,05). Kết luận: Căn nguyên gây NKBV hay gặp là A.Baumannii, K.pneumoniae, P.aeruginosa, các vi khuẩn này đã kháng 80% - 96% với nhóm kháng sinh Carbapenem, tỷ lệ kháng thấp với nhóm Colistin. Các yếu tố nguy cơ độc lập góp phần tăng tỷ lệ tử vong trong đơn vị HSTC là suy giảm miễn dịch, các thủ thuật xâm lấn và nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn, kháng kháng sinh, tử vong
Tài liệu tham khảo
2. Thi Thu Hoai N, Ngoc Thuy Giang N, Van An H (2020). Hospital-acquired infections in ageing Vietnamese population: current situation and solution. MedPharmRes.;4(2):1-10. doi:10.32895/ump.mpr.4.2.1
3. Anne Mette Koch, Roy Miodini Nilsen, Hanne Merete Eriksen (2015). Mortality related to hospital-associated infections in a tertiary hospital; repeated cross-sectional studies between 2004-201. Antimicrobial Resistance and Infection Control 4:57
4. Ahmet Yardım KY (2021). The Relationship Between Mortality and Hospital-Acquired Infections in Patients Followed-up with Neurological Complaints in the Third Level Intensive Care Unit. New Trend Med Sci;2(1):24-30.
5. Meric, Meliha, et al (2015). Intensive care unit-acquired infections: incidence, risk factors and associated mortality in a Turkish university hospital." Japanese journal of infectious diseases 58.5: 297.
6. CDC (2019). HAI Data and Statistics. CDC's National Healthcare Safety Network (NHSN).
7. Kolpa M, Walaszek M, Gniadek A, Wolak Z, Dobro (2018), Microbiological Profile and Risk Factors of Healthcare-Associated Infections in Intensive Care Units: A 10 Year Observation in a Provincial Hospital in Southern Poland. International journal of environmental research and public health.
8. Despotovic A, Milosevic B, Milosevic I, et al (2020). Hospital-acquired infections in the adult intensive care unit-Epidemiology, antimicrobial resistance patterns, and risk factors for acquisition and mortality. American journal of infection control.;48(10):1211-1215.
9. Abulhasan YB, Abdullah AA, Shetty SA (2020). Health Care-Associated Infections in a Neurocritical Care Unit of a Developing Country. Neurocritical care. ;32(3):836-846. doi:10.1007/s12028-019-00856-8