THỰC TRẠNG TỰ CHĂM SÓC VÀ NHU CẦU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG VỊ XUYÊN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2021

Thị Ngọc Lương Vũ 1,, Văn Dinh Nguyễn 1, Sơn Tùng Nguyễn 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: mô tả thực trạng tự chăm sóc và xác định các yếu tố liên quan đến nhu câu phục hồi chức năng của người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 384 NCT của Phường Vị Xuyên Thành phố Nam Định. Kết quả: về khả năng thực hiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: có 52,1% NCT cần sự trợ giúp về ăn uống; 28,4% NCT cần trợ giúp về thay quần áo; 43,5% NCT cần trợ giúp ngồi; 9,1% NCT cần trợ giúp đứng. Ảnh hưởng của giảm khả năng vận động và sinh hoạt lên NCT: 33,1% NCT bị những cảm giác trên làm gián đoạn công việc và 8,1% NCT bị những cảm giác đau khiến không thể ngủ được. Có 49,7% NCT có nhu cầu về PHCN; những người có khó khăn về vận động và những người có khó khăn về hoạt động sinh hoạt hàng ngày có nhu cầu PHCN cao hơn so với những người không với OR lần lượt là 2,16 và 1,24 (p < 0,05). Kết luận: NCT có nguy cơ giảm khả năng về vận động do vậy cần PHCN nhằm giúp giảm bớt những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Đức Nhu, Hoàng Hữu Toản và Trần Văn Tiến (2014), "Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện phổi Trung Ương", Tạp chí Y học dự phòng, 25(3), tr. 100-104.
2. Hoàng Trung Kiên, Nguyễn Duy Luật và Hoàng Văn Tân (2013), "Sức khỏe và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã huyện Đông Anh, Hà Nội", Tạp chí Y học dự phòng, 23(7), tr. 123-128.
3. Tổng cục dân số (2019), Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Feng T.S and Hsiu H. W (2012), "Elderly and long-term care trends and policy in Taiwan: Challenges and opportunities for health care professionals", Kaohsiung Journal of Medical Sciences, 28, pp. 465-469.
5. Kevin Watkins (2005), Human Development Report 2005, New Zealand, UNDP, 45-48.
6. Michael Grossman (1972), "On the Concept of Health Capital and the Demand for Health", The Journal of Political Economy, 80(2), pp. 223-255.
7. WHO (2018), "Global health estimate summary: Projection of deaths by cause, age and sex, by WHO region", from: http://www.who.int/ healthinfo/global_burden_disease/en/