ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA 18 THÔNG SỐ XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU TẠI CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trước khi tiến hành can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần phải được thực hiện xét nghiệm tiền phẫu để các bác sĩ đánh giá và quyết định, các xét nghiệm cần phải thực hiện bao gồm định nhóm máu, điện giải đồ máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, HBV, HCV và đánh giá chức năng đông máu. Trong đó xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua đó các bác sĩ có thể trì hoãn ca mổ hoặc chuẩn bị các biện pháp dự phòng trong trường hợp không thể trì hoãn phẫu thuật [2]. Như vậy có thể nói bên cạnh việc duy trì các biện pháp để đảm bảo chất lượng đối với các xét nghiệm nói chung, thì việc cần quan tâm và tăng cường kiểm soát chất lượng các xét nghiệm đông máu là rất quan trọng, và cần phải được ưu tiên [1],[4],[7]. Với tầm quan trọng kể trên, nhóm nghiên cứu tiến hành quan sát và đánh giá chất lượng của 18 thông số xét nghiệm đông máu trên 147 phòng xét nghiệm nhằm rút ra những nhận định quan trọng, từ đó giúp các phòng xét nghiệm có những biện pháp hiệu quả, trúng đích trong việc khắc phục sai số, hạn chế những sai sót tương tự trong tương lai. Kết quả ghi nhận: (1). Sai số trung bình của năm 2021 cải thiện so với 2020 và 2009, đồng thời giảm dần ở các mẫu khi quan sát riêng 12 mẫu của năm 2021; (2). Các thông số Factor, D-Dimer và Thrombin Time rất ít sai số, thông số PT activity, PT as a ratio có sai số khá cao (>10%); (3). Nhóm thiết bị bán tự động có tỉ lệ % z-score vượt ±3 cao hơn so với thiết bị tự động; (4). Các mẫu có nồng độ bất thường (cao hoặc thấp) thường xảy ra sai số hơn các nồng độ trong ngưỡng giá trị bình thường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đông máu, sai số, z-score, PT score, RSZ
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Trung Phấn (2006), Bài giảng huyết học truyền máu – sau đại học, NXB Y học, Hà Nội.
3. Trần Hữu Tâm (2020), Ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm – tái bản lần 4. NXB Y học, TP.Hồ Chí Minh.
4. Trần Hữu Tâm (2015), Những vấn đề cơ bản trong đảm bảo chất lượng xét nghiệm y khoa – tái bản lần 1. NXB Y học, TP.Hồ Chí Minh.
5. Clinical and Laboratory Standards Institute (2008) Assessment of laboratory tests when proficiency testing is not available; Approved Guideline – Second Edition, CLSI document GP29-A2, Vol.28(21), Wayne.
6. International standard (1991) Shewhart control charts (ISO8258:1991), Geneva.
7. International standard (2012), Medical laboratories – Requirements for quality and competence (ISO 15189:2012), Geneva.