MỐI LIÊN QUAN GIỮA NĂNG LỰC HIỂU VÀ VẬN DỤNG THÔNG TIN VỀ THUỐC VÀ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Đình Tùng Đỗ 1, Thị Bích Thảo Cao 2, Thị Thảo Nguyễn 2, Tứ Sơn Nguyễn 2, Thị Dừa Nguyễn 1, Thị Thùy Linh Phan 2, Thị Thúy Vân Phạm 2,
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn
2 Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc với tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú. Phương pháp và kết quả: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, phỏng vấn bệnh nhân tại thời điểm tái khám theo bộ câu hỏi cấu trúc. Tổng số 250 bệnh nhân tham gia, 150 (60%) là nữ. Tuổi trung bình là 67,5, thời gian mắc ĐTĐ trung bình 9,6 năm. Tuân thủ dùng thuốc điều trị đái tháo đường được đánh giá bằng công cụ MARS-5 (Medication Adherence Report Scale-5), điểm càng cao thì tuân thủ càng tốt. Tổng điểm tuân thủ trung bình của bệnh nhân là 23,1 ± 3,1 (tối đa 25). Năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc được đánh giá bằng công cụ MLM (Mediation Literacy Measure), điểm càng cao thì năng lực càng tốt. Tổng điểm trung bình năng lực hiểu và vận dụng thông tin thuốc của bệnh nhân là 8,3 ± 4,9 (tối đa 17). Tỷ lệ bệnh nhân có năng lực cao là 27,2%. Phân tích hồi qui tuyến tính đa biến phát hiện mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc và tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân (β = 0,192; P <0,036). Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc càng tốt có mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc được cải thiện. Những biện pháp giáo dục bệnh nhân nâng cao năng lực hiểu và vận dụng thông tin về thuốc có thể cải thiện tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Powers, M.A., et al. (2016). Diabetes Self-management Education and Support in Type 2 Diabetes: A Joint Position Statement of the American Diabetes Association, the American Association of Diabetes Educators, and the Academy of Nutrition and Dietetics. Clinical diabetes : a publication of the American Diabetes Association. Vol 34, No.2, p. 70-80.
2. Abdullah, N.F., et al. (2019). Effect of patient characteristics on medication adherence among patients with type 2 diabetes mellitus: a cross-sectional survey. Contemp Nurse. Vol 55, No.1, p. 27-37.
3. Nguyễn Hồng Phát, N.T.K.C., Trương Viết Thành, (2018). Đánh giá sự tuân thủ sử dụng thuốc ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Hội nghị khoa học Dược bệnh viện Hà Nội mở rộng năm 2018.
4. AlShayban, D.M., et al.(2020). Association of Disease Knowledge and Medication Adherence Among Out-Patients With Type 2 Diabetes Mellitus in Khobar, Saudi Arabia. Front Pharmacol. Vol 11, p. 60.
5. Hoogendoorn, C.J., et al. (2019). Depressive symptom dimensions and medication non-adherence in suboptimally controlled type 2 diabetes. J Diabetes Complications. Vol 33, No.3, p. 217-222.
6. Zheng, F., et al.(2020). Relationship Between Medication Literacy and Medication Adherence in Inpatients With Coronary Heart Disease in Changsha, China. Frontiers in pharmacology. Vol 10, p. 1537-1537.
7. Chan A. H. Y., H.R., et al. (2019). The Medication Adherence Report Scale (MARS-5): a measurement tool for eliciting patients' reports of nonadherence. Br J Clin Pharmacol.
8. Ahorsu, D.K., et al.(2020). The Fear of COVID-19 Scale: Development and Initial Validation. International Journal of Mental Health and Addiction.