ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KỸ THUẬT ĐỊNH LƯỢNG CREATININ HUYẾT TƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENZYM VÀ PHƯƠNG PHÁP JAFFE TRÊN MÁY HÓA SINH COBAS C503
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để thẩm định và so sánh kỹ thuật định lượng creatinin huyết tương bằng phương pháp enzym và phương pháp Jaffe trên máy hóa sinh Cobas c503. Phương pháp: Giới hạn định lượng (LOQ), khoảng tuyến tính, độ chính xác, độ chụm của hai phương pháp được đánh giá. Độ tương đồng kết quả của hai phương pháp được đánh giá bằng thực nghiệm so sánh phương pháp sử dụng 100 mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của CLSI. Kết quả: LOQ của phương pháp enzym là 8,2µmol/L, của phương pháp Jaffe là 25,8µmol/L. Phương pháp enzym tuyến tính đến 1512µmol/L và phương pháp Jaffe tuyến tính đến 1487µmol/L. Độ chụm của cả hai phương pháp đều đạt tiêu chuẩn chấp nhận khi so sánh với tiêu chuẩn CLIA. Độ chính xác của cả hai phương pháp đều ở mức mong muốn, độ thu mẫu QC và mẫu thật thêm chuẩn nằm trong giới hạn chấp nhận từ 90- 110%. Có mối tương quan chặt giữa hai phương pháp với r = 0,999, tuy nhiên hai phương pháp không tương đồng, phương pháp Jaffe cho kết quả creatinin cao hơn so với phương pháp enzym, đặc biệt là ở mức nồng độ thấp. Kết luận: Cả hai phương pháp enzym và Jaffe đều đáp ứng được yêu cầu hiệu năng để đưa vào sử dụng thường quy. Tuy nhiên, phương pháp enzym có hiệu năng tốt hơn ở nồng độ creatinin thấp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
creatinine huyết tương, phương pháp enzym, phương pháp Jaffe, xác nhận phương pháp, so sánh phương pháp
Tài liệu tham khảo
2. Vassalotti JA, Stevens LA, Levey AS. Testing for Chronic Kidney Disease: A Position Statement from the National Kidney Foundation. American Journal of Kidney Diseases. 2007;50(2):169-180.
3. Stevens LA, Coresh J, Greene T, Levey AS. Assessing Kidney Function — Measured and Estimated Glomerular Filtration Rate. N Engl J Med. 2006;354(23):2473-2483.
4. Perrone RD, Madias NE, Levey AS. Serum creatinine as an index of renal function: new insights into old concepts. Clin Chem. 1992;38(10):1933-1953.
5. Myers GL. Recommendations for Improving Serum Creatinine Measurement: A Report from the Laboratory Working Group of the National Kidney Disease Education Program. Clinical Chemistry. 2006;52(1):5-18.
6. Peake M, Whiting M. Measurement of serum creatinine--current status and future goals. Clin Biochem Rev. 2006;27(4):173-184.
7. Roche Diagnostics package insert. CREP2 Creatinine Plus Ver.2. Enzymatic method. Roche Cobas c503.
8. Roche Diagnostics package insert. CREJ2 Creatinine Jaffé Gen.2. Jaffe method. Roche/Hitachi Cobas c503.
9. CLIA Requirements for Analytical Quality. https://www.westgard.com/clia.htm.
10. Ricos C, Alvarez V, Cava F, Garcia-Lario JV, Hernandez A, Jimenez CV, Minchinela J, Perich C, Simon M. Current databases on biologic variation: pros, cons and progress. Scand J Clin Lab Invest. 1999; 59:491-500. This database was last updated in 2014.