ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ SAU ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Thị Phượng Đoàn 1,, Thị Thanh Phương Phạm 1, Thị Loan Bùi 1, Thị Hằng Nguyễn 1, Thị Nga Nguyễn 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thư sau các đợt điều trị hoá chất và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của ngừơi bệnh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 80 người bệnh đang điều trị hoá chất tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy hầu hết người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 3 năm (61.2%), ung thư đại tràng chiếm tỷ lệ cao nhất 27.5%, tiếp đến là ung thư dạ dày chiếm 22.5%; toàn bộ ngừơi bệnh nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và nhân viên y tế. Về hành vi tự chăm sóc của người bệnh vẫn còn chưa tốt điểm trung bình là 46.1 (SD ± 7.98). Chỉ có 40% số người bệnh quan tâm đến sức khoẻ họ thường tìm hiểu các biện pháp tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ và khi được dùng thuốc mới thì họ tìm hiểu tác dụng của thuốc và tác dụng phụ có thể xảy ra. Mức độ tự tin của người bệnh còn thấp điểm trung bình là 26.1 (SD ± 4.83). Hầu hết người bệnh không cảm thấy tự tin và không giữ được bình tĩnh trong việc đương đầu với những khó khăn và giải quyết các tình huống bất ngờ. Đã tìm thấy mối liên quan giữa hành vi tự chăm sóc trình độ học vấn và độ tự tin của người bệnh. Kết luận: Hành vi tự chăm sóc của người bệnh còn chưa tốt điểm trung bình là 46.1, Độ tự tin của ngừời bệnh còn thấp điểm trung bình chỉ có 26.1, về mối liên quan trình độ học vấn, độ tự tin có mối tương quan với hành vi tự chăm sóc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheng, K. K. F., & Yeung, R. M. W. (2013). Impact of mood disturbance, sleep disturbance, fatigue and pain among patients receiving cancer therapy. European journal of cancer care, 22(1), 70-78.
2. Dikken, C., & Wildman, K. (2013). Control of nausea and vomiting caused by chemotherapy. Cancer Nursing Practice, 12(8), 24-29.
3. McQuestion, M. (2011). Evidence-based skin care management in radiation therapy: clinical update. Seminars in oncology nursing, 27(2), e1-e17.
4. Scialdone, L. (2012). Overview of supportive care in patients receiving chemotherapy antiemetic, pain management, anemia, and neutropenia. Journal of pharmacy practice, 25(2), 209-221.
5. Loh, S. Y., Packer, T., Chinna, K., & Quek, K. F. (2013). Effectiveness of a patient self-management programme for breast cancer as a chronic illness: a non-randomised controlled clinical trial. Journal of Cancer Survivorship, 7(3), 331-342.
6. Trần Thị Liên & Lê Thanh Tùng (2019). Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu của bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019
7. Andrea Chirico et.al. (2017). Self-Efficacy for Coping with Cancer Enhances the Effect of Reiki Treatments During the Pre-Surgery Phase of Breast Cancer Patients. Anticancer Reasearch, Vol. 37, Issue 7 July 2017
8. Kiaei, M., et al., 2016. [Association between self-efficacy and quality of life in women with breast cancer undergoing chem-otherapy (Persian)]. The Journal of Qazvin University of Medical Sciences, 20(2), pp. 58-65
9. Mudrak, J., et al., 2016. Physical activity, self-efficacy, and quality of life in older Czech adults. European Journal of Ageing, 13(1), pp. 5-14