MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊCH TỰ DO Ổ BỤNG VÀ VIÊM TỤY CẤP MỨC ĐỘ NẶNG

Trung Nhân Phan 1,2,, Thị Mỹ Dung Võ 2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ dịch tự do ổ bụng (DTDOB) ở bệnh nhân (BN) viêm tụy cấp (VTC). So sánh nồng độ CRP, tỷ lệ biến chứng (hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi), mức độ nặng, suy cơ quan và kết cục (tử vong, thở máy xâm lấn, thời gian nằm viện) ở BN VTC có và không có biến chứng DTDOB. Xác định vai trò của DTDOB như là yếu tố nguy cơ của VTC mức độ nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu có phân tích tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2022. Kết quả: Tổng cộng có 122 BN viêm tụy cấp. Tỷ lệ BN có DTDOB là 58,2%. Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm có và không có DTDOB. Nồng độ CRP (mg/L) ở nhóm có và không có DTDOB lần lượt là 262,9 ± 14,7 và 198,6 ± 19,4 (p=0,008). Tỷ lệ hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi ở nhóm có và không có DTDOB lần lượt là 53,5% và 25,5% (p=0,002), 22,5% và 2,0% (p=0,001), 59,2% và 17,7% (p<0,001). VTC mức độ nặng ở nhóm có DTDOB (46,5%) cao hơn nhóm không có DTDOB (17,7%) (p=0,002). Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ suy hô hấp, suy hô hấp kéo dài ở nhóm BN có và không có DTDOB (p<0,001). Không có sự khác biệt về suy tuần hoàn, suy thận, suy đa cơ quan, thở máy xâm lấn và thời gian nằm viện giữa hai nhóm. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy DTDOB là yếu tố nguy cơ của VTC nặng với tỷ số chênh (TSC) 10,02, khoảng tin cậy (KTC) 95%: 1,7-59,7, p=0,011. Kết luận: Có sự khác biệt về nồng độ CRP, tỷ lệ hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi, VTC mức độ nặng, suy hô hấp và suy hô hấp kéo dài giữa hai nhóm có và không có DTDOB. DTDOB là yếu tố nguy cơ của VTC nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Boxhoorn L, Voermans RP, Bouwense SA, Bruno M J, Verdonk RC, et al (2020). "Acute pancreatitis". Lancet. 396 (10252), 726-734.
2. Yang E, Nguyen NH, Kwong WT (2021). "Abdominal free fluid in acute pancreatitis predicts necrotizing pancreatitis and organ failure". Annals of gastroenterology. 34 (6), 872-878.
3. Banks PA, Bollen TL, Dervenis C, Gooszen H G, Johnson C D, et al (2013). "Classification of acute pancreatitis--2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus". Gut. 62 (1), 102-11.
4. Samanta J, Rana A, Dhaka N, Agarwala R, Gupta P, et al (2019). "Ascites in acute pancreatitis: not a silent bystander". Pancreatology. 19 (5), 646-652.
5. Bush N, Rana SS (2021). "Ascites in Acute Pancreatitis: Clinical Implications and Management". Dig Dis Sci.
6. Garg PK, Singh VP (2019). "Organ Failure Due to Systemic Injury in Acute Pancreatitis". Gastroenterology. 156 (7), 2008-2023.
7. Zeng QX, Wu ZH, Huang DL, Huang YS, Zhong HJ (2021). "Association Between Ascites and Clinical Findings in Patients with Acute Pancreatitis: A Retrospective Study". Medical science monitor : international medical journal of experimental and clinical research. 27, e933196-e933196.