ĐẶC ĐIỂM VỀ TỶ LỆ TỬ VONG CỦA CÁC LOẠI NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN THƯỜNG GẶP VÀ CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đức Quỳnh Nguyễn 1,, Thị Hương Giang Bùi 2,3
1 BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
2 BV Bạch Mai
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tử vong của các loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp và căn nguyên gây bệnh phân lập được. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả cắt ngang 970 bệnh nhân điều trị trên 48h tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai từ 08/2019 đến 07/2020. Kết quả: 970 bệnh nhân nghiên cứu có 137 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) với 181 đợt NKBV, tỷ lệ tử vong của 970 bệnh nhân nghiên cứu là 25,1% (243/970), tử vong liên quan đến NKBV là 33,6% (46/137), trong đó tỷ lệ VAP 15,3/1000 ngày thở máy với tỷ lệ tử vong 35,1%, CAUTI là 7,0/1000 ngày lưu sonde tiểu và tử vong 31,4%, CLABSI là 4,9/1000 ngày lưu catheter và tử vong 60,8%. Căn nguyên gây bệnh phân lập được 53,4% là kháng mở rộng, trong đó VAP hay gặp nhất là A.Baumanii (43,9%),  CAUTI là C.albicans (34,3%), E.Coli (8,6%) và K.pneumoniae (8,6%), CLABSI là K.pneumoniae (13,8%), S.aureus (13,8%), C.tropicalis (13,8%), C.albicans (13,8%). Kết luận: Tỷ lệ tử vong liên quan đến NKBV cao, VAP có tỷ lệ mắc cao nhất với căn nguyên hay gặp là A.Baumanii.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thi Thu Hoai N, Ngoc Thuy Giang N, Van An H (2020). Hospital-acquired infections in ageing Vietnamese population: current situation and solution. MedPharmRes.;4(2):1-10. doi:10.32895/ ump.mpr.4.2.1
2. CDC (2019). HAI Data and Statistics. CDC's National Healthcare Safety Network (NHSN).
3. Kolpa M, Walaszek M, Gniadek A, Wolak Z, Dobro (2018), Microbiological Profile and Risk Factors of Healthcare-Associated Infections in Intensive Care Units: A 10 Year Observation in a Provincial Hospital in Southern Poland. International journal of environmental research and public health.
4. Ahmet Yardım KY (2021). The Relationship Between Mortality and Hospital-Acquired Infections in Patients Followed-up with Neurological Complaints in the Third Level Intensive Care Unit. New Trend Med Sci;2(1):24-30.
5. A.Despotovic, B.Milosevic, I.Milosevic (2020). Hospital-acquired infections in the adult intensive care unit Epidemiology, antimicrobial resistance patterns, and risk factors for acquisition and mortality. American Journal of Infection Control 2(1): 1211- 1215.
6. Tori SutherlandI, Christophe Mpirimbanyi, Elie Nziyomaze (2019). Widespread antimicrobial resistance among bacterial infections in a Rwandan referral hospital. PLOS ONE: 126- 154. doi:https://doi.org/10.1371/journal.pone.0221121
7. Abbas S, Sabir AU, Khalid N, et al (2020). Frequency of Extensively Drug Resistant Gram-Negative Pathogens in a Tertiary Care Hospital in Pakistan. Cureus;12(12):e11914. doi:10.7759/ cureus.11914