ÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY BONG SỤN TIẾP ĐẦU DƯỚI XƯƠNG CHÀY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Văn Khoa Vũ 1,
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gãy bong sụn tiếp hợp là tổn thương thưởng gặp ở trẻ em, tập trung chính ở nhóm tuổi 10-15 tuổi [2]. Điều trị bảo tồn các trường hợp gãy bong sụn tiếp ở trẻ em có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao [3]. Tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, từ tháng 01 đến tháng 12/2021 có 35 bệnh nhân gãy bong sụn tiếp đầu dưới xương chày được điều trị bằng kéo nắn, bó bột theo giai đoạn, kết quả cho thấy, tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 10,51 ± 4,23 tuổi, tỉ lệ nam/nữ 24/11, nguyên nhân chấn thương 100% là do tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt, thời gian mang bột trung bình 20,6± 2,3 ngày, thời gian từ khi nắn bột đến khi tỳ chân một phần 12,7±2,3 ngày, thời gian từ khi nắn bột đến khi tỳ hoàn toàn 20,4± 1,1 ngày, thời gian từ khi chấn thương đến khi được bó bột trung bình là 1,2 ± 5,5 ngày, Chủ yếu các bệnh nhân gãy bong sụn tiếp loại II theo Salter- Harris, kết quả nắn chỉnh lần 1 có 91,4 % đạt yêu cầu, 100% sau nắn lần 2 đạt yêu cầu trên XQ , kết quả liền xương sau 3 tháng đạt 100%, thời gian liền xương trung bình 8,2±2,1 tuần. Đánh giá lệch trục chi, có 12,4 % lệch trục chi < 50. Đánh giá kết quả chung theo thang điểm AHS (ankle hindfoot score) sau 3 tháng cho 32 bệnh nhân Tốt và rất tốt đạt 96,9%, điểm trung bình 85,47±3,34. Đánh giá kết quả sau 6 tháng cho 25 bệnh nhân kết quả rất tốt chiếm 100%, điểm số trung bình 95,12±1,94 điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1.“Adam Margalit, MD, Kranti V. Peddada, MD, Alexandra M. Dunham, MD, Craig M. Remenapp, MS, and R. Jay Lee, MD (2020) Salt.”
2.“Jalkanen, Jenni MD, PhD*; Sinikumpu, Juha-Jaakko MD, PhD†; Puhakka, Jani MD‡; Laaksonen, Topi MD‡; Nietosvaara, Yrjänä M.”
3. “Hoon Park,1 Dong Hoon Lee, 2 Seung Hwan Han,1 Sungmin Kim,2 Nam Kyu Eom,1 and Hyun Woo Kim2 2018 What is the best treatme.”
4. “Salter RB, Harris WR. Injuries involving the epiphyseal plate. J Bone Joint Surg Am. 1963;45:587–622.”
5. “Schurz M, Binder H, Platzer P, Schulz M, Hajdu S, Vecsei V.. Physeal injuries of the distal tibia: Long-term results in .”
6. “Franco Russo 1, Molly A Moor, Scott J Mubarak, Andrew T Pennoc 2013 Salter-Harris II fractures of the distal tibia: does.”
7. “Barmada A, Gaynor T, Mubarak SJ. Premature physeal closure following distal tibia physeal fractures: a new radiographic .”
8. “Melchior B, Badelon P, Peraldi P, Bensahel H. Les fractures decollementes epiphysaires de l’extremite inferieure du tibi.”
9.“Sanctis N, Della Corte S, Pempinello C. Distal tibial and fibular epiphyseal fractures in children: Prognostic criteria .”