ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỐNG THÊM 10 NĂM HOÁ - XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III TẠI BỆNH VIỆN K

Ngọc Tấn Hoàng 1,, Thắng Trần 1, Hồng Thăng Vũ 1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số yếu tố tiên lượng ảnh hưởng đến thời gian sống thêm lâu dài của hóa xạ trị đồng thời bổ trợ trong ung thư trực tràng sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 75 người bệnh ung thư trực tràng giai đoạn (pT3-4,N0M0 và pTbất kỳN1-2M0) được điều trị tại Bệnh viện K từ 2012 đến 2017. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 10 năm là 52,0%.Thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) theo nồng độ CEA trước phẫu thuật CEA ≤5 ng/ml là 96,2±6,2 tháng cao hơn nhóm có CEA > 5ng/ml là 54,6±5,8 tháng với p=0,01% và sau phẫu thuật tại thời điểm 10 năm với CEA ≤5 5ng/ml sau phẫu thuật ng/ml là 85,4±5,6 tháng cao hơn nhóm có CEA > 5ng/ml là 59,1±10,9 tháng với p=0,2%. Thời gian STTB trung bình cho giai đoạn II và III tương ứng là 96±6,3 tháng và 59,2±6,0 tháng (p=0,006). STTB trung bình theo vị trí ung thư trực tràng cao, trung bình, thấp tương ứng là 86,2±15,5 tháng, 66,3±5,2 tháng và 75,2±5,9 tháng (p=0.820). STTB trung bình theo cách thức phẫu thuật LAR, Miles và Hartmann tương ứng là 87,4±6,8 tháng; 74,92±6,9 tháng và 41,9±8,1 tháng (p=0.035).STTB trung bình theo độ biệt hoá của tế bào cao, vừa và thấp tương ứng là 67,8±10,6 tháng; 83,7±6,3 tháng và 67,7±9,0 tháng (p=0.98).STTB trung bình theo giới tính nam và nữ tương ứng là 89,0±6,7 tháng và 63±6,6 tháng (p=0.118). Kết luận: Hóa xạ trị sau mổ kéo dài thời gian sống thêm đối với các trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn II-III, có sự khác biệt thời gian sống thêm toàn bộ 10 năm theo nồng độ CEA trước và sau mổ, theo giai đoạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Siegel R.L., Miller K.D., and Jemal A. (2018). Cancer statistics, 2018. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 68(1), 7–30.
2. Nguyễn Văn Hiếu (2010). Ung thư đại trực tràng. Ung thư học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 198-213.
3. Sauer R., Liersch T., Merkel S., et al. (2012). Preoperative Versus Postoperative Chemoradiotherapy for Locally Advanced Rectal Cancer: Results of the German CAO/ARO/AIO-94 Randomized Phase III Trial After a Median Follow-Up of 11 Years. JCO, 30(16), 1926–1933.
4. Sauer R., Liersch T., Merkel S., et al. (2012). Preoperative Versus Postoperative Chemoradiotherapy for Locally Advanced Rectal Cancer: Results of the German CAO/ARO/AIO-94 Randomized Phase III Trial After a Median Follow-Up of 11 Years. JCO, 30(16), 1926–1933.
5. Lim Y.J., Kim Y., and Kong M. (2018). Comparative survival analysis of preoperative and postoperative radiotherapy in stage II-III rectal cancer on the basis of long-term population data. Scientific Reports, 8(1), 17153.
6. Hoàng Mạnh Thắng, (2009), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư trực tràng giai đoạn T3-T4 tại Bệnh viện K, Luận án tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Arnaud J.P., Koehl C., and Adloff M. (1980). Carcinoembryonic antigen (CEA) in diagnosis and prognosis of colorectal carcinoma. Dis Colon Rectum, 23(3), 141–144.
8. Kim J.Y., Kim N.K., Sohn S.K., et al. (2009). Prognostic Value of Postoperative CEA Clearance in Rectal Cancer Patients with High Preoperative CEA Levels. Ann Surg Oncol, 16(10), 2771–2778.
9. Adjuvant Therapy in Rectal Cancer: Analysis of Stage, Sex, and Local Control—Final Report of Intergroup 0114 | Journal of Clinical Oncology. , accessed: 12/20/2020.