KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ HỖN HỢP TẾ BÀO GAN ĐƯỜNG MẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC GIAI ĐOẠN 2014 – 2019

Văn Dinh Nguyễn 1,, Hồng Sơn Trịnh 2, Ngọc Hà Hoàng 3, Hoàng Anh Vũ 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu NC: Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2014-2019. Đối tượng và phương pháp NC: NC hồi cứu mô tả trên 30 BN được được phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện Việt Đức có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật giai đoạn từ 2014 – 2019. Kết quả: Kết quả sớm sau mổ: Không có trường hợp nào tử vong sau mổ, biến chứng sau mổ là 53,3% (ổ đọng dịch 36,7%, tràn dịch màng phổi 33,3%, suy gan sau mổ 3,3% và chảy máu sau mổ 10%). Thời gian nằm viện trung bình là 9,9 ngày. Kết quả dài hạn cho thấy: Thời gian sống thêm trung bình sau mổ tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 37,14±6,35 tháng, tỉ lệ sống thêm 13 tháng là 50%. Kết luận: điều trị phẫu thuật biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật mang lại kết quả khả quan cho BN bị ung thư biểu mô hỗn hợp tế bào gan đường mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quang Nghĩa (2012). Nghiên cứu áp dụng đo thể tích gan bằng chụp cắt lớp vi tính trong chỉ định, điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 2012.
2. Trịnh Hồng Sơn, Lê Tư Hoàng (2001). Kết quả điều trị phẫu thuật ung thư gan nguyên phát tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 1992-1996. Tạp chí y học thực hành, 07: 42-46.
3. Lê Văn Thành (2013). Nghiên cứu chỉ định và kết quả phẫu thuật cắt gan kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat Jacop điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. 2013.
4. D'Angelica M., Maddineni S., Fong Y., et al (2006). Optimal abdominal incision for partial hepatectomy: increased late complications with Mercedes-type incisions compared to extended right subcostal incisions. World J Surg, 2006, 30(3): 410-418.
5. Ferrero A., Vigano L., Polastri R., et al (2007). Postoperative liver dysfunction and future remnant liver: where is the limit? Results of a prospective study.World J Surg, 2007, 31(8): 1643-1651.
6. Jarnagin WR, Weber S, Tickoo SK, et al (2002). Combined hepatocellular and cholangiocarcinoma: demographic, clinical, and prognostic factors. Cancer 2002;94:2040-2046.
7. Kim K.H, Lee S.G, Park E.H. et al (2009). Surgical treatments and prognoses of patients with combined hepatocellular carcinoma and cholangiocarcinoma. Annals of surgical oncology. 2009;16:623-632.
8. Stavraka C, Rush H, Ross P (2018). Combined hepatocellular cholangiocarcinoma (cHCC-CC): an update of genetics, molecular biology, and therapeutic interventions. Journal of Hepatocellular Carcinoma, 2018,11-21.