HOÀN THIỆN KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM DIHYDRORHODAMINE (DHR) TRONG ĐÁNH GIÁ GIẢM CHỨC NĂNG OXY HÓA CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình xét nghiệm DHR đánh giá chức năng oxy hóa của bạch cầu trung tính và xác định giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm của kỹ thuật này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên mẫu máu ngoại vi của 30 trẻ bình thường (không mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng BCTT) và 02 trẻ đã được chẩn đoán xác định bệnh u hạt mạn tính tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 6 năm 2021. Kết quả: Nồng độ hóa chất tối ưu cho quy trình xét nghiệm DHR là PMA: 228 nM; DHR: 1000ng/mL. Giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm của chỉ số kích thích (SI) xét nghiệm DHR là SI = 87,5 – 404,7. Kết luận: Đã hoàn thiện quy trình và nồng độ hóa chất tối ưu của xét nghiệm DHR và xác định được giá trị tham chiếu phòng xét nghiệm chỉ số SI của xét nghiệm này tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xét nghiệm DHR, bệnh u hạt mạn tính, chức năng oxy hóa của bạch cầu trung tính, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tài liệu tham khảo
2. Bortoletto P., Lyman K., Camacho A., et al. (2015). Chronic Granulomatous Disease: A Large, Single-center US Experience. Pediatr Infect Dis J, 34(10), 1110–1114.
3. Cayman chemical (2016). Neutrophil/Monocyte Respiratory Brust Assay Kit. Item No. 601130.
4. Delmonte O.M. and Fleisher T.A. (2019). Flow cytometry: Surface markers and beyond. Journal of Allergy and Clinical Immunology, 143(2), 528–537.
5. Dimitrova G., Bunkall C., Lim D., et al. (2013). Comparison of two methods for the diagnosis of chronic granulomatous disease - neutrophil oxidative burst measured by the nitroblue tetrazolium slide test versus the dihydrorhodamine 123 flow cytometric assay. N Z J Med Lab Sci, (67), 45–51.
6. Drink Roos, Steven M.Holland, and Taco W.Kuijpes (2013). Chronic granulomatous disease. Primary immunodeficiency diseases: A molecular and genetic approach. 3rd, Oxford University Press, 689.
7. Kuhns D.B., Alvord W.G., Heller T., et al. (2010). Residual NADPH oxidase and survival in chronic granulomatous disease. N Engl J Med, 363(27), 2600–2610.
8. Kutukculer N., Aykut A., Karaca N.E., et al. (2019). Chronic granulamatous disease: Two decades of experience from a paediatric immunology unit in a country with high rate of consangineous marriages. Scand J Immunol, 89(2), e12737.
9. O’Gorman M.R. and Corrochano V. (1995). Rapid whole-blood flow cytometry assay for diagnosis of chronic granulomatous disease. Clin Diagn Lab Immunol, 2(2), 227–232.