NGHIÊN CỨU CÁC SỐ ĐO NHÂN TRẮC CỦA NGƯỜI KHMER TRONG ĐỘ TUỔI 11-17 TUỔI TẠI TỈNH TRÀ VINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong lĩnh vực y học, các chỉ số nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ số sinh học của người bình thường. Việc thu thập các chỉ số nhân trắc thường được tiến hành định kỳ và thường xuyên nhằm theo dõi, đánh giá tình trạng sức khoẻ chung và tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng để tìm ra những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi, từng chủng tộc,... Để từ đó có những giải pháp tích cực, chủ động khắc phục những yếu tố tồn tại có ảnh hưởng đến sức khỏe, nòi giống. Mục tiêu: Xác định các số đo nhân trắc: chiều cao đứng, cân nặng, các chỉ số vòng ngực và chỉ số nhân trắc Pignet của học sinh dân tộc Khmer từ 11 đến 17 tuổi ở tỉnh Trà Vinh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 734 học sinh Khmer (348 nam và 386 nữ) tuổi từ 11 đến 17 tại tỉnh Trà Vinh, có ông bà nội và ông bà ngoại là người dân tộc Khmer từ 11/2018 đến 06/2019, xác định các số đo bằng các quan sát và đo đạt trực tiếp. Kết quả: Số đo cân nặng và chiều cao đứng của học sinh nam và nữ dân tộc Khmer tăng dần qua các lứa tuổi. Đặc biệt, giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi dậy thì tăng nhiều hơn so với các giai đoạn chuyển tiếp khác. Số đo vòng ngực 1, vòng ngực 2 và vòng ngực 3 của học sinh nam dân tộc Khmer tăng dần qua các lứa tuổi. Trong đó, số đo vòng ngực 1 lớn nhất và nhỏ nhất là số đo vòng ngực 3. Số đo vòng ngực 1, vòng ngực 2 và vòng ngực 3 của học sinh nữ dân tộc Khmer tăng dần qua các lứa tuổi. Trong đó, số đo vòng ngực 2 lớn nhất và nhỏ nhất là số đo vòng ngực 3. Chỉ số Pignet của học sinh nam và nữ Khmer hầu hết lớn hơn 35 ở các lứa tuổi. Kết luận: Các số đo cân nặng, chiều cao đứng, vòng ngực 1, vòng ngực 2, vòng ngực 3 đều tăng dần theo lứa tuổi, ở nam cao hơn nữ. Chỉ số Pignet trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức rất yếu là nhiều như vậy chiều cao đứng của trẻ ngày càng được cải thiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhân trắc, dân tộc Khmer, học sinh, Trà Vinh
Tài liệu tham khảo
2. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y Học, tr.13-16.
3. Nguyễn Thị Giao Hạ (2015), Nghiên cứu một số số đo và chỉ số nhân trắc của học sinh từ 6-17 tuổi ở thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Hoàng Thị Mai Hoa (2012), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh Trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, Hà Nam, Luận văn thạc sĩ sinh học thực nghiệm, Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Hiệp (2015), “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Bình Dương”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, 6 (25).
6. Mai Văn Hưng, Trần Long Giang (2013), “Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 29 (1), tr.39-47.
7. Trần Thị Loan, Lê Thị Tám (2012), “Nghiên cứu một số chỉ số thể lực của học sinh 12-18 tuổi ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Báo cáo khoa học nghiên cứu và giảng dạy sinh học ở Việt Nam, tr.147.
8. Nguyễn Quang Quyền (1974), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
9. Lê Đình Vấn và cộng sự (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng, BMI thanh thiếu niên Việt Nam”, Tạp chí Y Dược học quân sự, 34 (1), tr. 42-47.