THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG ĐÔNG Ở BỆNH NHÂN RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH VAN TIM ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH

Văn Toàn Mai 1, Thanh Bình Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 51 BN rung nhĩ không do bệnh van tim đến khám tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Kết quả nghiên cứu: có 23 BN tuổi dưới 65 chiếm 45%, số BN nam 39%, nữ chiếm 61%. 90,2% số BN rung nhĩ mạn tính với các nguy cơ thường gặp là rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp. Có 54,9% số BN được sử dụng Sintrom phòng huyết khối với tỷ lệ đạt ngưỡng INR là 32,1%, số còn lại dùng Aspirin hoặc NOAC. Xuất huyết xảy ra ở 6/51 BN chủ yếu ở nhóm dùng Sintrom quá liều, tuy nhiên hầu hết xuất huyết nhẹ dưới da, niêm mạc, không xảy ra xuất huyết với nhóm BN dùng NOAC. Kết luận: các BN rung nhĩ không do bệnh van tim đến khám tại bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã được chỉ định dự phòng huyết khối với các thuốc thích hợp. Cần theo dõi INR thường xuyên với BN dùng Sintrom để đề phòng biến chứng xuất huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Grond, M., et al (2013), Improved Detection of Silent Atrial Fibrillation Using 72-Hour Holter ECG in Patients With Ischemic Stroke, A Prospective Multicenter Cohort Study, 2013. 44 (12): p. 3357-3364.
2. Trần Đỗ Chinh, Trần Văn Đồng (2007), Hướng dẫn đọc điện tim, Nhà xuất bản Y học.
3. Olesen, J. B., Torp-Pedersen, C., Hansen, M. L. et al (2012), The value of the CHA2DS2-VASc score for refining stroke risk stratification in patients with atrial fibrillation with a CHADS2 score 0–1: a nationwide cohort study, Thrombosis and haemostasis, 107(06), 1172-1179.
4. Menke, J. et al (2012), Thromboembolism in Atrial Fibrillation, American Journal of Cardiology, 105 (4): p. 502-510.
5. Gladstone D.J, Bui E., Fang J. et al (2009), Potentially preventable strokes in high-risk patients with atrial fibrillation who are not adequately anticoagulated, Stroke, 2009 Jan;40(1):235-40. doi: 10.1161/STROKEAHA.108.516344.
6. Keeling D., Baglin T, Watson H. et al (2011), Guidelines on oral anticoagulation with warfarin – fourth edition, BJHaem, Volume154, Issue3, August 2011, Pages 311-324
7. Chien KL, S.T., Hsu HC, et al (2010), Atrial fibrillation prevalence, incidence and risk of stroke and all-cause death among Chinese, Int J. Cardiol, 2010. 139 (2): p. 173-180.