KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN BẰNG PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUẠ ĐÒN QUA NỘI SOI HỖ TRỢ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâm sàng điều trị trật khớp cùng đòn từ loại IIIB đến loại V (phân loại RookWood) bằng phẫu thuật tái tạo dây chằng quạ đòn theo giải phẫu với hỗ trợ của nội soi. Phương pháp: Mô tả tiền cứu 64 bệnh nhân (tuổi trung bình 40) bị trật khớp cùng đòn được phẫu thuật tái tạo lại dây chằng quạ đòn bằng mảnh ghép gân bán gân và khâu phục hồi lại dây chằng bao khớp cùng đòn bằng chỉ bện không tan. Thời gia trung bình từ lúc chấn thương đến lúc mổ là 12 ngày. Bệnh nhân được đánh giá kết quả phục hồi giải phẫu, phục hồi chức năng ít nhất một năm sau mổ. Ghi nhận các tổn thương đi kèm và cách xử trí khi thực hiện nội soi. Kết quả: Tỷ lệ phát hiện và xử trí các tổn thương kèm theo trong khớp là 26,6%. Bao gồm 16 trường hợp rách sụn viền và 3 trường hợp rách bán phần chóp xoay. Tỷ lệ mất vững theo mặt phẳng trán: bán trật là 12 (18,7%), trật lại là 1 (1,6%). Tỷ lệ mất vững theo mặt phẳng ngang sau mổ là 0% trên x quang chiếu nách. Thang điểm đau VAS giảm từ 2,88 xuống còn 1,22 điểm, thang điểm Constant cải thiện từ 50,86 lên 92,53. Tất cả các bệnh nhân đều hài lòng về kết quả điều trị và thẫm mỹ. Kết luận: Nội soi là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi phẫu thuật tái tạo dây chằng quạ đòn và đồng thời giúp phát hiện và xử trí các tổn thương đi kèm trong khớp vai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
trật khớp cùng đòn, mảnh ghép gân bán gân, tái tạo dây chằng quạ đòn theo giải phẫu, nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Dương Đình Triết (2019), "Đánh giá sự mất vững trước sau của khớp cùng đòn trên x quang sau cắt lần lượt dây chằng bao khớp cùng đòn và dây chằng quạ đòn ".Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, Số đặc biệt 2019, pp. 135.
3. Nguyễn Ngọc Tuấn (2009), "Đánh giá kết quả điều trị trật khớp cùng đòn bằng tái tạo dây chằng quạ đòn từ dây chằng quạ cùng".Luận Văn Thạc Sĩ Y Học, Đại Học Y Dược.
4. Aliberti G. M., Kraeutler M. J., Trojan J. D., Mulcahey M. K. (2019), "Horizontal Instability of the Acromioclavicular Joint: A Systematic Review".Am J Sports Med, pp. 504-510
5. Gowd A. K., Liu J. N., Cabarcas B. C., Cvetanovich G. L., Garcia G. H., et al. (2019), "Current Concepts in the Operative Management of Acromioclavicular Dislocations: A Systematic Review and Meta-analysis of Operative Techniques".Am J Sports Med, 47(11), pp.2745-2758.
6. Moosmayer S., Tariq R., Stiris M., Smith H. J. (2013), "The natural history of asymptomatic rotator cuff tears: a three-year follow-up of fifty cases".J Bone Joint Surg Am, 95 (14), pp. 1249-1255.
7. Yoo J. C., Ahn J. H., Yoon J. R., Yang J. H. (2010), "Clinical results of single-tunnel coracoclavicular ligament reconstruction using autogenous semitendin osus tendon".Am J Sports Med, 38 (5), pp. 950-957.
8. Yoo Y. S., Tsai A. G., Ranawat A. S., Bansal M., Fu F. H., et al. (2010), "A biomechanical analysis of the native coracoclavicular ligaments and their influence on a new reconstruction using a coracoid tunnel and free tendon graft".Arthroscopy, 26 (9), pp. 1153-1161.