MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG ĐIỀU TRỊ SUY TIM TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Anh Vinh Ngô 1,, Bích Vân Hồ 1, Văn Khiêm Nguyễn 2, Tân Hùng Nguyễn 1, Thị Oanh Nguyễn 1, Thị Huân Lê 1, Thị Hồng Khánh Đặng 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố trong tiên lượng điều trị suy tim ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Bệnh nhân được điều trị suy tim theo phác đồ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị suy tim. Kết quả: Nồng độ NT-ProBNP lúc vào viện ở nhóm tiến triển xấu là 4138 pg/ml cao hơn nhóm tiến triển tốt (2329 pg/ml) và nhóm tử vong cao hơn với nhóm không tử vong (4138 pg/ml so với 2374 pg/ml) đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khi phân tích đa biến kết quả cho thấy mức độ suy tim càng nặng là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 2,09, 95% CI: 2,03 - 2,17). EF càng giảm làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 0,94, 95% CI: 0,89 - 0,99). Nồng độ NT-ProBNP càng cao làm tăng nguy cơ tử vong (OR = 1,12, 95% CI: 1,04 -1,15). Kết luận: Nồng độ NT-ProBNP, mức độ suy tim và chức năng tim của bệnh nhân lúc vào viện là các yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Massin M.M, Astadicko I, Dessy H (2008). Epidemiology of heart failure in a tertiary pediatric center. Clinical Cardiology, 31(8), 388–391.
2. Rossano J.W, Kim J.J, Decker J.A, et al (2012). Prevalence, morbidity, and mortality of heart failure-related hospitalizations in children in the United States: a population-based study. Journal of Cardiac Failure. 18(6), 459–470.
3. Uchenna Onubogu (2020). Factors Predicting Heart Failure in Children Admitted to a Pediatric Emergency Ward in a Developing Country. International Journal of Cardiovascular Sciences. 33(6):673-685.
4. Rocha Araújo FD, Silva RMF, Tonelli HAF, Guimarães AFM, Castilho SRT, Meira ZMA (2018). Prognosis of dilated cardiomyopathy with severe heart failure according to Functional Classification Scales in Childhood. International Journal of Cardiovascular Sciences,31(1):12-21.
5. Ross R.D (2012). The Ross classification for heart failure in children after 25 years: a review and an age-stratified revision. Pediatric Cardiology. 33(8), 1295–1300.
6. Derek T.H. Wong, Kristen George, Judith Wilson, et al (2011). Effectiveness of serial increases in amino-terminal pro-B-type natriuretic peptide levels to indicate the need for mechanical circulatory support in children with acute decompensated heart failure. American Journal of Cardiology, 107(4):573-8.
7. Medar S, Hsu D.T, Ushay H.M, et al (2015). Serial measurement of NT-proBNP predicts adverse cardiovascular outcome in children with primary myocardial dysfunction and acute decompensated heart failure (ADHF), Pediatric Critical Care Medicine, 16(6), 529–534.
8. Rusconi P.G, Ludwig D.A, Ratnasamy C, et al (2010). Serial Measurements of Serum NT-proBNP as Markers of Left Ventricular Systolic Function and Remodeling in Children with Heart Failure. American Heart Journal, 160(4), 776–783.
9. Den Boer S.L, Rizopoulos D, du Marchie Sarvaas G.J, et al (2016). Usefulness of Serial N-terminal Pro-B-type Natriuretic Peptide Measurements to Predict Cardiac Death in Acute and Chronic Dilated Cardiomyopathy in Children. American Journal of Cardiology, 118(11), 1723–1729.