THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và xác định một số yếu tố liên quan ở học sinh hai trường tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 300 học sinh tại với phương pháp mô tả thiết kế cắt ngang. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007. Các yếu tố liên quan được thu thập bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học là 15,7%, trong đó thừa cân chiếm tỷ lệ 12,4% và béo phì là 3,3%. Một số yếu tố khác liên quan đến thừa cân, béo phì như tiền sử gia đình có người bị thừa cân, béo phì; thói quen ăn tối sau 20 giờ; tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ngọt, bánh kẹo, kem; ăn đồ rán mỡ, chiên xào của trẻ được tìm thấy trong nghiên cứu này (p <0,05). Kết luận: Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trẻ ở mức cao, đáng báo động, cần có các giải pháp can thiệp bằng truyền thông và dinh dưỡng hợp lý nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho trẻ em lứa tuổi học đường.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thừa cân, béo phì, học sinh tiểu học, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Minh Hạnh (2018), “Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thị trấn Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh năm 2016”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 22, số 1, tr. 355-359.
3. Nguyễn Thuỳ Linh, Lê Thị Hương, Dương Thị Phượng (2018), “Thực trạng thừa cân béo phì và bữa ăn học đường của học sinh một trường tiểu học tại Hà Nội năm 2017 và 2018”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực phẩm, 14(2), tr.35-41.
4. Hoàng Thị Đức Ngàn (2014), “Mối liên quan tiêu thụ thực phẩm, hoạt động thể lực với thừa cân, béo phì ở trẻ em tiểu học và tác động của điều kiện kinh tế xã hội”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 10 (1), tr. 7 - 13.
5. Trần Thị Xuân Ngọc, Nguyễn Văn Hiến, Trần Thị Phúc Nguyệt, Phạm Duy Tường (2009), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của học sinh từ 6 - 14 tuổi tại Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIX, số 4 (103).
6. Bùi Thị Minh Thái, Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thành Quân và CS (2016), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới thừa cân béo phì ở học sinh trường tiểu học Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, 2015”, Tạp chí Y học dự phòng, số 2 (175), tr. 124-128.
7. Nguyễn Minh Thu, Phạm Thị Hải (2015), “Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì của học sinh từ 6-10 tuổi tại một số trường tiểu học thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương Bộ Y tế, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khoẻ năm 2014, tr. 167-180.
8. Viện Dinh dưỡng quốc qia (2019), Công bố kết quả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng học đường, xem 23/10/2019.