SỰ THAY ĐỔI TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG CỦA MÔ CỨNG VÀ MÔ MỀM SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH MẤU TIỀN HÀM ĐIỀU TRỊ VẨU HAI HÀM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét sự thay đổi trên phim sọ nghiêng của mô cứng và mô mềm sau phẫu thuật chỉnh hình mấu tiền hàm điều trị vẩu hai hàm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh được thực hiện trên phim sọ nghiêng trước mổ và sau mổ của 21 bệnh nhân vẩu hai hàm (21 nữ, 0 nam) được điều trị chỉnh hình mấu tiền hàm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 2/2021. Nghiên cứu mô tả sự thay đổi các chỉ số và điểm mốc trên 21 cặp phim sọ nghiêng trước và sau phẫu thuật chỉnh hình mấu tiền hàm điều trị vẩu hai hàm. Kết quả: Góc SNA, SNB giảm trung bình lần lượt 3,8° và 2,8°. Góc trục răng cửa trên (I/MxP) và răng cửa dưới (IMPA) giảm trung bình lần lượt 23,1° và 9,5°. Góc liên răng cửa (IIA) tăng trung bình 14°. Độ nhô răng cửa hàm trên (1u-NA) và hàm dưới (1l-NB) giảm trung bình lần lượt 1,3mm và 0,8mm, cắn chùm giảm 0,5 mm, độ cắn chìa không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Góc mũi môi và góc Z tăng trung bình lần lượt 16,5° và 8,1°, góc lồi mặt N’SnPog’ không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Độ nhô môi trên và môi dưới (khoảng cách tới đường E) giảm trung bình lần lượt 1,8 mm và 3,6 mm. Các điểm mốc mô cứng ANS, Is, Ii lùi trung bình theo trục X lần lượt 6,74;8,04 và 6,70mm. Các điểm mốc mô mềm Prn, Cm, Sn, Ls, Li lùi trung bình theo trục X lần lượt 2,27; 2,77; 3,58; 6,25 và 7,15mm. Các điểm mốc không có sự thay đổi khoảng cách có ý nghĩa thống kê theo trục Y. Tỉ lệ di chuyển mô mềm theo mô cứng ở hàm trên và hàm dưới trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 77% và 105%. Kết luận: Phẫu thuật chỉnh hình mấu tiền hàm là một phương pháp điều trị có tác dụng đẩy lùi các cấu trúc mô cứng và mô mềm hiệu quả trong điều trị vẩu hai hàm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vẩu hai hàm, chỉnh hình mấu tiền hàm, phim sọ nghiêng
Tài liệu tham khảo
2. Lee J.K., Chung K.R. and Baek S.H. (2007), Treatment outcomes of orthodontic treatment, corticotomy-assisted orthodontic treatment, and anterior segmental osteotomy for bimaxillary dentoalveolar protrusion. Plast Reconstr Surg. 120(4), 1027-1036.
3. Kim J.R., Son W.S. and Lee S.G. (2002), A retrospective analysis of 20 surgically corrected bimaxillary protrusion patients. Int J Adult Orthodon Orthognath Surg. 17(1), 23-27.
4. Nadkarni P.G. (1986), Soft tissue profile changes associated with orthognathic surgery for bimaxillary protrusion. J Oral Maxillofac Surg. 44(11), 851-854.
5. Nguyễn Tài Sơn và Lê Tấn Hùng (2017), Đánh giá những thay đổi ở mô mềm và mô cứng sau thủ thuật cắt phân đoạn phía trước xương hàm trên và hàm dưới. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 12(2), 70-75.
6. Phạm Như Hải (2015), Nghiên cứu bước đầu điều trị phẫu thuật chữa vẩu xương ổ răng 2 hàm bằng mở xương ổ dưới chóp chân răng tại Bệnh viện Việt Nam Cu Ba, Hà Nội. Y học Việt Nam (1), 75-79.
7. Park J.U. and Hwang Y.S. (2008), Evaluation of the soft and hard tissue changes after anterior segmental osteotomy on the maxilla and mandible. J Oral Maxillofac Surg. 66(1), 98-103.
8. Okudaira M., Kawamoto T., Ono T., et al. (2008), Soft-tissue changes in association with anterior maxillary osteotomy: a pilot study. Oral Maxillofac Surg. 12(3), 131-138.