KẾT QUẢ SỐNG THÊM VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HOÁ CHẤT TOPOTECAN TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC HAI UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN MUỘN TẠI BỆNH VIỆN K

Hùng Kiên Đỗ 1,, Thị Như Hoa Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của Topotecan đơn trị trong điều trị bước 2 ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn sau khi tiến triển với phác đồ bộ đôi platinum - Etoposide tại bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 42 ung thư phổi không tế bào nhỏ (SCLC) tiến triển tái phát sau điều trị bước một với phác đồ bộ đôi platinum – Etoposide trong vòng dưới 6 tháng, được điều trị bằng Topotecan tại bệnh viện K từ 01/2017 đến 4/2022. Kết quả: Tuổi mắc trung bình là 58,5; nam gặp nhiều hơn nữ với tỉ lệ nam/nữ = 2,4/1. Triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau ngực (73,8%), ho (64,3%), khó thở (47,6%) với cơ quan di căn thường gặp là não (30,9%), gan (26,2%). Về đáp ứng điều trị, có 9 bệnh nhân đạt được đáp ứng hoàn toàn và một phần (ORR) chiếm 21,4%; 7 bệnh nhân bệnh giữ ổn định chiếm tỉ lệ 16,7%. Tỉ lệ kiểm soát bệnh là 38,1%. Về đáp ứng cơ năng, đa phần bệnh nhân có cải thiện triệu chứng. Thời gian sống thêm không bệnh tiến triển (PFS) trung bình là 16,0 tuần. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là trên hệ tạo huyết, đặc biệt là trên dòng bạch cầu hạt: tỉ lệ hạ bạch cầu trung tính độ 3, độ 4 chiếm tương ứng là 19,0% và 47,6%, tiêu chảy và buồn nôn ít gặp với độc tính độ 3, 4 (dưới 5%). Kết luận: Ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn tái phát di căn thường gặp nam giới, lớn tuổi với triệu chứng đau ngực và khó thở chiếm đa số. Điều trị phác đồ Topotecan bước 2 giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng và tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 38,1% với độc tính hay gặp nhất là hạ bạch cầu trung tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Foster N.R. Qi Y. Shi Q. et al. Tumor response and progression-free survival as potential surrogate endpoints for overall survival in extensive stage small-cell lung cancer: findings on the basis of North Central Cancer Treatment Group trials. Cancer. 2011; 117: 1262-1271
2. Mascaux, C., Paesmans, M., Berghmans, T. et al. A systematic review of the role of etoposide and cisplatin in the chemotherapy of small cell lung cancer with methodology assessment and meta-analysis. Lung Cancer. 2000; 30: 23–26
3. Rossi, A., Di Maio, M., Chiodini, P. et al. Carboplatin- or cisplatin-based chemotherapy in first-line treatment of small-cell lung cancer: the COCIS meta-analysis of individual patient data. J Clin Oncol. 2012; 30: 1692–1698
4. Horn L, Mansfield AS, Szczęsna A, et al. First-Line Atezolizumab plus Chemotherapy in Extensive-Stage Small-Cell Lung Cancer. N Engl J Med 2018; 379:2220.
5. Goto K, Ohe Y, Shibata T, et al. Combined chemotherapy with cisplatin, etoposide, and irinotecan versus topotecan alone as second-line treatment for patients with sensitive relapsed small-cell lung cancer (JCOG0605): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial. Lancet Oncol 2016; 17:1147.
6. O'Brien ME, Ciuleanu TE, Tsekov H, et al. Phase III trial comparing supportive care alone with supportive care with oral topotecan in patients with relapsed small-cell lung cancer. J Clin Oncol 2006; 24:5441.
7. Von Pawel J, Schiller JH, Shepherd FA, et al. Topotecan versus cyclophosphamide, doxorubicin, and vincristine for the treatment of recurrent small-cell lung cancer. J Clin Oncol 1999; 17:658.
8. Eckardt JR, von Pawel J, Pujol JL, et al. Phase III study of oral compared with intravenous topotecan as second-line therapy in small-cell lung cancer. J Clin Oncol 2007; 25:2086.