CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG KHỚP GỐI SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI GỠ DÍNH

Văn Minh Phạm 1,, Thu Hằng Lương 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng vận động khớp gối sau phẫu thuật nội soi gỡ dính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân được chẩn đoán cứng khớp gối sau chấn thương đã được phẫu thuật nội soi gỡ dính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2021. Các BN được điều trị phục hồi chức năng (PHCN) ngay sau phẫu thuật nội soi gỡ dính và liên tục trong 2 tháng. Tiến hành đánh giá BN theo Thang điểm đánh giá khớp gối “The Hospital for Special Surgery Knee Scores- HSS” tại các thời điểm trước và sau điều trị PHCN. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa nam và nữ với p >0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa 2 nhóm tuổi trên và dưới 60 tuổi với p>0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa các nhóm tổn thương ban đầu là tổn thương nội khớp, tổn thương ngoại khớp hay tổn thương phối hợp nội - ngoại khớp với p >0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa các nhóm phương pháp điều trị chấn thương bằng bảo tồn, phẫu thuật nội soi hay mổ mở với p>0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa các nhóm có thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật gỡ dính là < 3 tháng, 3 - 6 tháng  hay trên 6 tháng với p>0,05. Kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả PHCN giữa 2 giới, giữa 2 nhóm tuổi trên và dưới 60 tuổi, giữa các nhóm tổn thương ban đầu là tổn thương nội khớp, tổn thương ngoại khớp hay tổn thương phối hợp nội - ngoại khớp, giữa các nhóm phương pháp điều trị chấn thương bằng bảo tồn, phẫu thuật nội soi hay mổ mở, giữa các nhóm bệnh nhân có thời gian từ lúc chấn thương đến khi phẫu thuật là < 3 tháng, 3 - 6 tháng  hay trên 6 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hegazy AM, Elsoufy MA (2011), Arthroscopic Arthrolysis for Arthrofibrosis of the Knee after Total Knee Replacement. HSS J;7(2):130-133. doi:10.1007/s11420-011-9202-7
2. Gittings D, Hesketh P, Dattilo J, Zgonis M, Kelly J, Mehta S (2016), Arthroscopic lysis of adhesions improves knee range of motion after fixation of intra-articular fractures about the knee. Arch Orthop Trauma Surg;136(12):1631-1635. doi:10.1007/s00402-016-2561-2
3. Liu Sh, Liu Km, Wang Aq, Gui Zg, Han Xz, Wang F (2016), Management strategies for post-traumatic knee stiffness. Biomedical.
4. Trần Mạnh Hùng (2011), Đánh giá kết quả phẫu thuật cứng gối tư thế duỗi sau chấn thương tại bệnh viện Việt Đức. Published online.
5. Vaish A, Vaishya R, Bhasin VB (2021), Etiopathology and Management of Stiff Knees: A Current Concept Review. Indian J Orthop. 2021; 55(2):276-284. doi:10.1007/s43465-020-00287-0
6. Dhillon MS, Panday AK, Aggarwal S, Nagi ON (2005), Extra articular arthroscopic release in post-traumatic stiff knees : a prospective study of endoscopic quadriceps and patellar release;71:7.
7. Pujol N, Boisrenoult P, Beaufils P (2014), Post-traumatic knee stiffness: Surgical techniques. Orthop Traumatol Surg Res. 2015;101(1,Supplement):S179-S186. doi:10.1016/j.otsr.06.026