MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SANG VỚI KẾT QUẢ HÌNH ẢNH PET/CT Ở BỆNH NHÂN SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Trường Sơn Phạm 1,, Văn Hưng Đặng 2, Công Thức Lương 3
1 Viện tim mạch, Bệnh viện Trung Ương quân đội 108
2 Học viện Quân y
3 Bệnh viện quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa một số đặc điểm cận lâm sàng với kết quả hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 45 bệnh nhân (BN) sau nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) được điều trị tại Viện Tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108, thời gian từ năm 2011 đến năm 2015. Các BN được tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và làm xạ hình tưới máu cơ tim. Sau đó, tiến hành chụp PET/ CT sử dụng 18F-FDG đánh giá cơ tim còn sống cho những BN có kết quả là khuyết xạ cố định trên XHTMCT và chụp động mạch vành cho các bệnh nhân có chỉ định. Kết quả: Không có sự khác biệt đáng kể cả 3 chỉ số chức năng thất trái (EFsp), đường kính thất trái tâm trương (EDV), đường kính thất trái tâm thu (ESV) ở 3 nhóm tổn thương cơ tim đông miên, nhóm tổn thương dạng sẹo cơ tim và nhóm tổn thương hỗn hợp. Không có sự khác biệt về tỷ lệ BN có vùng cơ tim dạng đông miên ở nhóm tắc hoàn toàn ĐMV có tuần hoàn bàng hệ (THBH) và nhóm tắc hoàn toàn ĐMV không có THBH. Không có sự khác biệt về tỷ lệ BN có vùng cơ tim dạng sẹo ở nhóm tắc hoàn toàn ĐMV có THBH và nhóm tắc hoàn toàn ĐMV không có THBH. Kết luận: Chưa thấy mối liên quan giữa mức độ rối loạn chức năng thất trái trên siêu âm tim với sự sống còn của cơ tim được đánh giá trên hình ảnh chụp PET/CT. Các mức độ và đặc điểm tổn thương trên chụp ĐMV không liên quan đến tình trạng cơ tim còn sống được đánh giá trên PET/CT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borja Ibanez et al (2017), ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation, European Heart Journal (2018) 39: 119–177.
2. A. Kositwattanarerk, C. Sritara and P. Sritara (2009), Correlation between myocardial perfusion
imaging findings and cardiac events. J Med Assoc Thai, 92 (11), 1470-1475.
3. R. C. Hendel, D. S. Berman, M. F. Di Carli. et al (2009), ACCF/ASNC/ACR/AHA/ASE/SCCT/ SCMR/SNM 2009 Appropriate Use Criteria for Cardiac Radionuclide Imaging: A Report of the American College of Cardiology Foundation Appropriate Use Criteria Task Force, the American Society of Nuclear Cardiology, the American College of Radiology, the American Heart Association, the American Society of Echocardiography, the Society of Cardiovascular Computed Tomography, the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance, and the Society of Nuclear Medicine. J Am Coll Cardiol, 53 (23), 2201-2229.
4. J. A. Spertus, E. Peterson, J. S. Rumsfeld. et al (2006), The Prospective Registry Evaluating Myocardial Infarction: Events and Recovery (PREMIER)--evaluating the impact of myocardial infarction on patient outcomes. Am Heart J, 151 (3), 589-597.
5. Lê Ngọc Hà (2015), Nghiên cứu ứng dụng PET/CT sử dụng 18F- FDG trong bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư hạch và ung thư đại – trực tràng. Chương trình KH& CN trọng điểm cấp nhà nước, BVTƯ QĐ 108,
6. L. Wang, M. J. Lu, L. Feng. et al (2018), Relationship of myocardial hibernation, scar, and angiographic collateral flow in ischemic cardiomyopathy with coronary chronic total occlusion. J Nucl Cardiol
7. W. Dong, J. Li, H. Mi. et al (2018), Relationship between collateral circulation and myocardial viability of (18)F-FDG PET/CT subtended by chronic total occluded coronary arteries. Ann Nucl Med, 32 (3), 197-205.