MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TIM MẠCH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số bệnh tim mạch (BTM) thường gặp ở người cao tuổi tại Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 700 người cao tuổi tại huyện Bắc Mê. Đối tượng được khám sàng lọc, xét nghiệm (điện tim, siêu âm tim, sinh hóa máu) để chẩn đoán một số BTM thường gặp và khai thác các yếu tố liên quan. Kết quả: Nguy cơ mắc BTM ở nhóm uống rượu thường xuyên cao gấp 2,1 lần nhóm không uống. Đối tượng có rối loạn Lipid máu có nguy cơ mắc BTM cao gấp 1,5 lần nhóm bình thường. Qua phân tích hồi quy logistic đa biến, có 04 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi bao gồm: Tuổi, hút thuốc lá, chỉ số Cholesterol toàn phần và LDL-c. Khi các chỉ số Cholesterol toàn phần, LDL-c tăng lên 1 đơn vị (1 mmol/L) thì nguy cơ mắc BTM tăng lần lượt 4,8 và 5,3 lần. Bên cạnh đó, mỗi 5 tuổi tăng lên thì nguy cơ mắc BTM ở đối tượng tăng lên gấp 5,4 lần. Đối tượng hút thuốc lá có nguy cơ mắc BTM cao gấp 19,5 lần nhóm không hút. Không có mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI), chỉ số vòng eo/vòng mông (WHR), chỉ số Triglycerid, HDL-c và đái tháo đường với tình trạng mắc BTM ở người cao tuổi. Kết luận: Tuổi càng cao nguy cơ mắc một số BTM thường gặp càng cao. Kết quả gợi ý các chỉ số như: Tuổi, hút thuốc, tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL-c là yếu tố nguy cơ với một số BTM thường gặp ở người cao tuổi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Yếu tố liên quan, Bệnh tim mạch, Người cao tuổi, Bắc Mê, Hà Giang
Tài liệu tham khảo
2. Tô Mười (2020). “Nghiên cứu tỷ lệ tiền tăng huyết áp và ảnh hưởng lên cơ quan đích ở người trưởng thành tỉnh Quảng Nam”, Đại học y dược Huế, Luận án Tiến sĩ.
3. Trần Ngọc Tụ (2007). “Nghiên cứu mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sĩ, Học Viện Quân Y.
4. World Health Organization (2016). Bệnh tim mạch ở Việt Nam, https:// www.who.int/ vietnam/ vi/health-topics/cardiovascular-disease/ cardiovascular-disease, truy cập: 14/02/2022.
5. Bales C. W., Buhr G. (2008), "Is obesity bad for older persons? A systematic review of the pros and cons of weight reduction in later life", J Am Med Dir Assoc, 9(5), 302-312.
6. Seyed F.A., Elani S., Golara Z., et al. (2015), "Reverse epidemiology of traditional cardiovascular risk factors in the geriatric population", J Am Med Dir Assoc, 16(11), 933-939.
7. Ute M., Aysel M., Carolin G., et al. (2015), "Impact of smoking and smoking cessation on cardiovascular events and mortality among older adults: meta-analysis of individual participant data from prospective cohort studies of the CHANCES consortium", BMJ: British Medical Journal, 350, 1551.
8. Van B.E.F., Hoevenaar B.M.P., Poortvliet R. K. E., et al. (2020), "Predictive value of traditional risk factors for cardiovascular disease in older people: A systematic review", Prev Med, 132, 105986.