MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH LOẠN THẦN DO RƯỢU CÓ HOANG TƯỞNG, ẢO GIÁC ĐANG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIÊN TÂM THẦN NAM ĐỊNH NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Một số đặc điểm của người bệnh Loạn thần do rượu có hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nam Định năm 2020. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang 75 người bệnh được chẩn đoán là Loạn thần do rượu hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Nam Định từ tháng 4/2020 – tháng 10/2020. Kết quả: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất từ 30 đến <40 tuổi (52%). Chủ yếu người bệnh sống ở vùng nông thôn (90,7%) và làm nông nghiệp (49,3%). Thời gian uống rượu từ 10 - ≥ 15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (44%). Số lượng rượu uống trung bình 500 - <1000ml/ngày chiếm 85,3%. Đa số là người đã kết hôn, tuy nhiên tỷ lệ chưa kết hôn và ly hôn tương đối cao (20%); người chăm sóc chính là vợ con và những người trong gia đình. Trình độ học vấn của đối tượng thấp, chủ yếu là phổ thông cơ sở (69,33%), số còn lại là phổ thông trung học và tiểu học. 80% người bệnh vào viện với trang phục kém gọn gàng, da, niêm mạc kém hồng hoặc có trầy xước. Người bệnh vào viện trong tình trạng có rối loạn hành vi: đi lại lộn xộn, kích động (94,7%); 100% người bệnh có rối loạn cảm xúc; trí nhớ giảm (80%), đa số mất định hướng về thời gia và không gian (93,7). Kết luận: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi lao động. Phần đa người bệnh sống ở nông thôn, có trình độ học vấn thấp (chủ yếu tiểu học). Thời gian người bệnh sử dụng rượu chiếm tỷ lệ cao nhất là 10-15 năm; số lượng rượu uống nhiều nhất 500-1000ml. Hầu hết người bệnh vào viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc, hành vi.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Loạn thần do rượu, hoang tưởng, ảo giác
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Bình (2010), “Dịch tễ học nghiện
rượu”, “Nghiện rượu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Tr.17-20.
3. Nguyễn Hữu Cát (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của người bệnh điều trị nội trú bị Rối loạn tâm thần do rượu, Luận văn chuyên khoa II.
4. Nguyễn Mạnh Hùng, (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến đổi một số chỉ số lâm sàng ở người bệnh sảng rượu, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y.
5. Quách Văn Ngư¬ (1998),“Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị của sảng rượu tại Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần”.
6. Tống Thị Luyến, Trần Như Minh Hằng, (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến người bệnh Loạn thần do rượu với hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế
7. Nguyễn Thị Thu Lan , (2014) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở người bệnh có hội chứng cai rượu tại Bệnh viện quân y. Tr 120