KHẢO SÁT TỶ LỆ MỘT SỐ BIỂU HIỆN TỔN THƯƠNG MẮT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2

Bảo Hiền Nguyễn 1,, Văn Đệ Đoàn 2, Văn Đàm Nguyễn 2
1 Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ một số biểu hiện tổn thương mắt ở bệnh nhân (BN) đái tháo đường típ 2 (ĐTĐT2). Đối tượng và phương pháp: 395 BN ĐTĐT2 điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương được khảo sát một số biểu hiện tổn thương mắt dựa vào triệu chứng lâm sàng và soi đáy mắt. Những BN không soi được đáy mắt như đục thủy tinh thể (TTT) mức độ vừa đến nặng đã được loại trừ khỏi đối tượng nghiên cứu. Khám và soi đáy mắt xác định các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện tổn thương do bác sĩ chuyên khoa mắt Bệnh viện Quân y 103 thực hiện. Kết quả: Bệnh võng mạc đái tháo đường (BVMĐTĐ) gặp 45,8%, chủ yếu là BVMĐTĐ không tăng sinh (90,6%),  phân bố ở cả 3 mức độ nhẹ, vừa, nặng trong đó mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (43,9%). Khi soi đáy mắt phát hiện được nhiều tổn thương trong đó có một số biểu hiện gặp với tỷ lệ cao như vi phình mạch (42,3%), xuất tiết cứng (22,5%), xuất huyết trong võng mạc (22,0%). Đục TTT gặp với tỷ lệ cao (73,4%), trong đó đục vùng nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (47,05%) sau đó đến vùng vỏ (25,69%), đục hỗn hợp (13,54%), đục bao sau chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,51%). Kết luận: Ở BN ĐTĐT2 phát hiện nhiều tổn thương mắt trong đó đục TTT và BVMĐTĐ đều gặp với tỷ lệ cao. Nếu không có chống chỉ định thì soi đáy mắt vẫn là phương  pháp dễ thực hiện song phát hiện được nhiều tổn thương đảm bảo độ tin cậy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Council of Ophthalmology (2017). Updated 2017 ICO Guidelines for Diabetic Eye Care.
2. Viswanath K, Murray McGavin DD (2003), “Diabetic retinopathy: clinical findings and management”, Community Eye Health. 16(46), pp.21.
3. Gardner T. W, Jeffrey M Sundstrom (2017), “A proposal for early and personalized treatment of diabetic retinopathy based on clinical pathophysiology and molecular phenotýping”, Vision research. 139, pp.153-160.
4. Zheng Y, Mingguang He, Nathan Congdon (2012), “The worldwide epidemic of diabetic retinopathy”, Indian journal of ophthalmology. 60(5), pp.428.
5. Kempen J. H (2004), “The prevalence of diabetic retinopathy among adults in the United States”, Archives of ophthalmology. 122(4), pp.552-563.
6. Srinivasan S, Raman R, Swaminathan G, et al (2017). “Incidence, Progression, and Risk Factors for Cataract in type 2 diabetes”. IOVS, 58(13), pp.5921-5929.
7. Kim S.I, Kim S.J (2006). “Prevalence and Risk Factors for Cataracts in Persons with Type 2 Diabetes Mellitus”. Korean Journal of Ophthalmology, 20(4), pp.201-204.