CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐI TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO NHỒI MÁU NÃO

Văn Minh Phạm 1,, Thị Huệ Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi khả năng đi trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 31 bệnh nhân được chẩn đoán liệt nửa người do nhồi máu não lần đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội từ ngày 01/08/2020 đến ngày 30/05/2021. Bệnh nhân được tập luyện phục hồi chức năng tập trung vào các bài tập tăng khả năng đi trong thời gian 1 tháng tại bệnh viện. Đánh giá sau 2 tuần, 1 tháng khả năng dồn trọng lượng bên liệt, vận tốc đi, nhịp bước đi, chiều dài sải chân, cơ lực chi dưới, thang điểm khả năng đi FAC và thang điểm Tinetti. Kết quả: Độ tuổi hay gặp là ≥ 60 chiếm 80,6%, tuổi trung bình 63,6 ± 9,8. Tỉ lệ nam/nữ là 1,38. Tỉ lệ liệt nửa người bên phải chiếm 74,2%, bên trái chiếm 25,8%. Thời gian đột quỵ trong nhóm nghiên cứu hay gặp là ≤ 12 tuần chiếm 93,5%. Sau 1 tháng điều trị cho thấy thời gian đột quỵ trước 8 tuần cho kết quả phục hồi khả năng đi tốt hơn so với nhóm có thời gian đột quỵ sau 8 tuần và dồn trọng lượng mức tốt có khả năng đi tốt hơn hơn so với dồn trọng lượng mức trung bình và khá (p<0,05). Tuy nhiên kết quả phục hồi khả năng đi và nhóm tuổi, kết quả phục hồi khả năng đi giữa nam và nữ, kết quả phục hồi khả năng đi và bên liệt không sự khác biệt (p>0,05). Kết luận: Thời gian đột quỵ trước 8 tuần cho kết quả phục hồi khả năng đi tốt hơn so với nhóm có thời gian đột quỵ sau 8 tuần và dồn trọng lượng mức tốt có khả năng đi tốt hơn hơn so với dồn trọng lượng mức trung bình và khá. Tuy nhiên kết quả phục hồi khả năng đi và nhóm tuổi, kết quả phục hồi khả năng đi giữa nam và nữ, kết quả phục hồi khả năng đi và bên liệt không có sự khác biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Chương (2003), Nghiên cứu phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Van Criekinge T., Hallemans A., Herssens N. et al (2020), SWEAT2 Study: Effectiveness of Trunk Training on Gait and Trunk Kinematics After Stroke: A Randomized Controlled Trial. Physical Therapy, 100(9), 1568–1581.
3. Coleman ER, Moudgal R, Lang K, et al (2017), Early Rehabilitation After Stroke:a Narrative Review. Curr Atheroscler Rep;19(12):59. doi: 10.1007/s11883-017-0686-6
4. Schmid A, Duncan PW, Studenski S, et al (2007), Improvements in speed-based gait classifications are meaningful. Stroke;38(7):2096-2100.doi:10.1161/stroke.106.475921
5. De Nunzio AM, Zucchella C, Spicciato F et al (2014), Biofeedback rehabilitation of posture and weight-bearing distribution in stroke: a center of foot pressure analysis. Funct Neurol;29(2):127-134.
6. Gur AY, Tanne D, Bornstein NM et al (2012), Stroke in the very elderly: characteristics and outcome in patients aged ≥85 years with a first-ever ischemic stroke. Neuroepidemiology. ; 39(1):57-62. doi:10.1159 /000339362
7. Trần Thị Mỹ Luật, Dương Hồng Thái (2008), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng - PHCN tỉnh Thái Nguyên. Published online.
8. Phan HT, Blizzard CL, Reeves MJ et al (2018), Factors contributing to sex differences in functional outcomes and participation after stroke. Neurology; 90(22):e1945-e1953. doi: 10.1212/ WNL. 000000000 0005602