CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TRONG ĐẠI DỊCH COVID – 19

Thị Thảo Nguyễn 1, Thị Bích Thảo Cao 1, Thị Xuân Phương Đồng 1, Tứ Sơn Nguyễn 1, Vân Anh Lê 2, Thị Thúy Vân Phạm 1,2,
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việc thực hiện tốt các hành vi tự chăm sóc (gồm: tuân thủ dùng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể chất, giám sát đường huyết, kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề khi gặp biến chứng) trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 là yếu tố quan trọng quyết định thành công của việc điều trị. Trong đại dịch COVID – 19, các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến các hành vi tự chăm sóc này. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khảo sát thực trạng và ảnh hưởng của dịch COVID – 19 tới các vấn đề liên quan đến hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn qua điện thoại 99 bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được quản lý ngoại trú tại bệnh viện Hữu Nghị. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ dùng thuốc là 52,7%. Phần lớn (66,7%) bệnh nhân có ít nhất 1 vấn đề liên quan về hành vi dùng thuốc hạ đường huyết. Đại dịch COVID-19 khiến bệnh nhân trì hoãn tái khám và lĩnh thuốc (18,2%), giảm chế độ luyện tập thể chất (28,3%), ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân (32,3%). Kết luận: Mức độ thực hiện các hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 còn thấp và bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, cần có biện pháp can thiệp để cải thiện các vấn đề này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường típ 2 , Bộ Y tế, 2020.
2. Lê Thị Hương Giang (2013), "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện 198 năm 2013", Y học thực hành, 893(11), pp. 93-97.
3. Barone M. T. U., Harnik S. B., et al. (2020), "The impact of COVID-19 on people with diabetes in Brazil", Diabetes Res Clin Pract, 166, pp. 108304.
4. Chan A. H. Y., Horne R., et al. (2019), "The Medication Adherence Report Scale (MARS-5): a measurement tool for eliciting patients' reports of non-adherence", Br J Clin Pharmacol, pp.1.
5. Fisher L., Glasgow R. E., et al. (2008), "Development of a brief diabetes distress screening instrument", Ann Fam Med, 6(3), pp. 246-52.
6. Huynh G., Tran T. T., et al. (2021), "Diabetes-Related Distress Among People with Type 2 Diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam: Prevalence and Associated Factors", Diabetes Metab Syndr Obes, 14, pp. 683-690.
7. Mogre V., Johnson N. A., et al. (2019), "A systematic review of adherence to diabetes self-care behaviours: Evidence from low- and middle-income countries", J Adv Nurs, 75(12), pp. 3374-3389.
8. Powers Margaret A., Bardsley Joan, et al. (2016), "Diabetes Self-management Education and Support in Type 2 Diabetes: A Joint Position Statement of the American Diabetes Association, the American Association of Diabetes Educators, and the Academy of Nutrition and Dietetics", Clinical diabetes : a publication of the American Diabetes Association, 34(2), pp. 70-80.
9. Yao J., Wang H., et al. (2019), "The association between self-efficacy and self-management behaviors among Chinese patients with type 2 diabetes", PLoS One, 14(11), pp. e0224869.