TỶ LỆ NHẬP VIỆN MUỘN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Đức Phúc Nguyễn 1,, Văn Thắng Võ 2, Thị Hoài Thu Nguyễn 3
1 Bệnh viện Đà Nẵng
2 Viện Nghiên cứu sức khỏe Cộng đồng, Trường Đại học Y – Dược, Đại học Huế
3 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ nhập viện muộn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại bệnh viện Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 314 cặp bệnh nhân/người nhà bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp nhập viện tại Khoa Khám bệnh – Cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Kết quả: Tỷ lệ nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp là 35,7%. Qua phân tích logistic đa biến, có 3 yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện của bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp (p < 0,05): không tìm kiếm sự giúp đỡ, phương tiện vận chuyển và khoảng cách từ nơi khởi phát triệu chứng đến bệnh viện. Bệnh nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 8 lần so với nhóm có tìm kiếm sự giúp đỡ ngay; phương tiện vận chuyển là taxi/grab có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 2 lần so với phương tiện là xe cấp cứu; khoảng cách từ nơi khởi phát đến bệnh viện ≥ 5 km có nguy cơ nhập viện muộn cao gấp 2 – 5 lần so với nhóm có khoảng cách < 5 km. Kết luận: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục cách nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ cho cộng đồng. Bệnh nhân cần tìm kiếm sự giúp đỡ, gọi xe cấp cứu ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, ban hành kèm theo Quyết định số 5623/QĐ-BYT ngày 21/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tr. 8.
2. Phan Thị Ngọc Lời, Lê Văn Tuấn (2017), “Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu não”, Tạp chí Y học TPHCM, 21(2), tr. 97 – 101.
3. Lê Trần Vinh (2017), Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến thời gian nhập viện muộn ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp tại bệnh viện quận Thủ đức năm 2016 – 2017, Luận văn CKII, Đại học Y - Dược, Đại học Huế.
4. Agyeman O., Nedeltchev K., Arnold M. et al. (2006), "Time to admission in acute ischemic stroke and transient ischemic attack", Stroke, 37 (4), pp. 963-966.
5. Ashraf V., Maneesh M., Praveenkumar R. et al (2015), "Factors delaying hospital arrival of patients with acute stroke", Annals of Indian Academy of Neurology, 18 (2), pp. 162.
6. Jin H., Zhu S., Wei J. W. et al (2012), "Factors associated with prehospital delays in the presentation of acute stroke in urban China", Stroke, 43 (2), pp. 362-370.
7. Khathaami A.M.A, Mohammad Y.O. et al (2018), “Factors associated with late arrival of acute stroke patients to emergency department in Saudi Arabia”, SAGE open medicine (6): pp. 1- 7.
8. Powers W., Rabinstein A., Ackerson T. et al (2019), “Guidelines for the Early Management of Patients with Acute Ischemic Stroke: 2019 Update to the 2018 Guidelines for the Early Management of Acute Ischemic Stroke – A guideline for Healthcare Professionals from the American Heart Association/ American Stroke Association”, Stroke, e344-e418.