ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHỈNH LOẠN THỊ VỚI ĐƯỜNG RẠCH GIÁC MẠC BẰNG LASER FEMTOSECOND TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THAY THUỶ TINH THỂ

Hồng Sơn Cung 1, Ngọc Thành Trần 2,
1 Bệnh viện Mắt Trung Ương
2 Bệnh viện mắt Hồng Sơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả chỉnh loạn thị với đường rạch giác mạc bằng laser femtosecond trên bệnh nhân phẫu thuật thay thuỷ tinh thể có độ loạn thị thấp đến trung bình. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, cắt dọc, không ngẫu nhiên trên 30 bệnh nhân đục thuỷ tinh thể có loạn thị trong khoảng 0.5D đến 2.5D. Biến số thị lực không chỉnh kính (UCVA), thị lực có chỉnh kính (CDVA), độ loạn thị giác mạc được đo trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng. Kết quả: Độ loạn thị giác mạc sau phẫu thuật 1 tháng giảm có ý nghĩa thống kê so với trước phẫu thuật từ 0.90 ± 0.40D còn 0.16 ± 0.20D (p < 0.001). 28 mắt (93.3%) có độ loạn thị giác mạc sau phẫu thuật dưới 0.5D. Thị lực không chỉnh kính (UDVA) và có chỉnh kính (CDVA) sau phẫu thuật 1 tháng là 0.09 ± 0.2 logMAR và 0.02 ± 0.04 logMAR. 27 mắt (90%) có thị lực chưa chỉnh kính (UDVA) sau phẫu thuật 1 tháng trên 20/30. Không có trường hợp nào được ghi nhận có biến chứng trong và sau phẫu thuật rạch giác mạc bằng laser femtosecond. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sự an toàn và hiệu quả của đường rạch giác mạc bằng laser femtosecond trên bệnh nhân phẫu thuật thay thuỷ tinh thể có độ loạn thị thấp đến trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S. Vitale, L. Ellwein, M. F. Cotch et al., “Prevalence of refractive error in the United States, 1999- 2004”, Arch Opthalmol, 2008, 126, pp. 1111-1119.
2. C.J. Baharozian, C. Song et al., “A novel nomogram for the treatment of astigmatism with femtosecond – laser arcuate incisions at the time of cataract surgery”, Clin Opthalmol, 2017, 11, pp. 1841 - 1848.
3. S. Maedel, N. Hirnschall et al., “Rotational performance and corneal astigmatism correction during cataract surgery: aspheric toric intraocular lens versus aspheric nontoric intraocular lens with opposite clear corneal incision”, J Cataract Refract Surg, 2014, 40, pp. 1355 - 1362.
4. C. D. Hummel, V. F. Diakonis et al., “Cyclotorsion during femtosecond laser – assisted cataract surgery measured using iris registration”, J Cataract Refract Surg, 2017, 43, pp. 952 - 955.
5. L. A. Vickers, P. K. Gupta, “Femtosecond laser- assisted keratotomy”, Curr Opin Opthalmol, 2016, 27, pp. 277 – 284.
6. A. T. Epitropolous, C. Matossian et al., “Effect of tear osmolarity on repeatability of keratometry for cataract surgery planning”, J Cataract Refract Surg, 2015, 41, pp. 1672 – 1677.
7. J. T. Holladay, J. R. Moran et al., “Analysis of aggregate surgically induced refractive change, prediction error, and intraocular astigmatism”, J Cataract Refract Surg, 2001, 27, pp. 61 – 79.
8. T. C. Chan, A. L. Ng et al., “Corneal astigmatism and aberrations after combined femtosecond – assisted phacoemulsition and arcuate keratotomy: two – year results”, Am J Ophthalmol, 2016, 170, pp. 83 – 90.