MỘT SỐ THAY ĐỔI KINH NGUYỆT SAU KHI CẤY THUỐC IMPLANON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm về kinh nguyệt của phụ nữ cấy thuốc cấy tránh thai Implanon NXT® sau 3 năm sử dụng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả trên 310 khách hàng đến cấy thuốc tránh thai tại Trung tâm Tư vấn sức khoẻ sinh sản - Kế hoạch hoá gia đình, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Kết quả: tỷ lệ vô kinh, kinh nguyệt bình thường, kinh nguyệt thường xuyên, không thường xuyên và rong kinh rong huyết lần lượt là 38,7%, 25,2%, 7,1%, 12,2% và 17,4% sau 6 tháng, và thay đổi thành 20,2%, 37,2%, 1,4%, 22,8% và 18,4% sau 3 năm. Tỷ lệ đau bụng kinh và lượng kinh giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ tháo thuốc cấy tránh thai do rối loạn kinh nguyệt là 44,4%. Kết luận: Rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất, đặc biệt trong năm đầu tiên và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tháo thuốc cấy tránh thai trước thời hạn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Implanon NXT®, hình thái kinh nguyệt, tháo thuốc cấy
Tài liệu tham khảo
2. Bahamondes L, Brache V, Meirik O, Ali M, Habib N, Landoulsi S. A 3-year multicentre randomized controlled trial of etonogestrel- and levonorgestrel-releasing contraceptive implants, with non-randomized matched copper-intrauterine device controls. Human Reproduction. 11/2015 2015;30(11):2527-2538.
3. Mansour D, Korver T, Marintcheva-Petrova M, Fraser IS. The effects of Implanon® on menstrual bleeding patterns. The European Journal of Contraception & Reproductive Health Care. 01/2008 2008;13(sup1):13-28.
4. Lazorwitz A, Aquilante CL, Dindinger E, Harrison M, Sheeder J, Teal S. Relationship Between Etonogestrel Concentrations and Bleeding Patterns in Contraceptive Implant Users. Obstetrics and gynecology. Oct 2019;134(4):807-813.
5. Parkpinyo N, Panichyawat N, Sirimai K. Early Removal of the Etonogestrel Contraceptive Implant and Associated Factors Among Users at the Urban Family Planning Clinic in Siriraj Hospital, Bangkok, Thailand. Siriraj Medical Journal. 2021-05-27 2021;73(6):399-405.
6. Weisberg E, Bateson D, McGeechan K, Mohapatra L. A three-year comparative study of continuation rates, bleeding patterns and satisfaction in Australian women using a subdermal contraceptive implant or progestogen releasing-intrauterine system. The European Journal of Contraception & Reproductive Health Care. 02/2014 2014;19(1):5-14.
7. Aisien AO, Enosolease ME. Safety, efficacy and acceptability of implanon a single rod implantable contraceptive (etonogestrel) in University of Benin Teaching Hospital. Nigerian journal of clinical practice. Sep 2010;13(3):331-335.
8. Nguyễn Khắc Liêu. Miền ngưỡng hormon chảy máu kinh và ứng dụng trong thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2008.
9. Carvalho N, Margatho D, Cursino K, Benetti-Pinto CL, Bahamondes L. Control of endometriosis-associated pain with etonogestrel-releasing contraceptive implant and 52-mg levonorgestrel-releasing intrauterine system: randomized clinical trial. Fertility and Sterility. 11/2018 2018;110(6):1129-1136.