ĐẶC ĐIỂM KHỐI DỊCH TỦY XƯƠNG TRONG LIỆU PHÁP TẾ BÀO GỐC TỰ THÂN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO ĐƯỜNG MẬT BẨM SINH

Tuấn Khang Hoàng 1,, Thanh Bình Nguyễn 2, Duy Hiền Phạm 3, Phạm Anh Hoa Nguyễn 3, Minh Điển Trần 3, Bảo Ngọc Nguyễn 3, Thị Phương Hà 3, Đức Minh Lê 3, Thị Hà Nguyễn 3, Thị Nghiêm Lương 3, Thị Duyên Nguyễn3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khối dịch tủy xương (DTX) sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc (TBG) tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh (TMBS).  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu một loạt ca bệnh, gồm 30 bệnh nhân chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh được điều trị phẫu thuật Kasai kết hợp với truyền tế bào gốc tủy xương tự thân tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 5/2021 đến tháng 3/2022. Kết quả: Có 30 bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn, bao gồm 16 bệnh nhân nam và 14 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình khi phẫu thuật là 77,4 ngày tuổi. Thể tích DTX bao gồm 10% thể tích chất chống đông thu được là 74 ± 13 (mL). Trong các mẫu dịch tủy xương, số lượng tế bào có nhân là 1,20 ± 0,35 × 109 tế bào với mật độ trung bình là 16,47 ± 4,95 G/L, số lượng tế bào đơn nhân là 0,69 ± 0,20 × 109 tế bào với mật độ trung bình là 9,54 ± 3,06 G/L. Số lượng tế bào gốc tạo máu CD34+ là 53,09 ± 21,79 ×106 tế bào với mật độ trung bình 729,17 ± 328,87 tế bào/µL, tỉ lệ sống đạt 98,04 ± 1,75%. Đa số các mẫu cấy khuẩn dịch tủy xương đều âm tính. Chỉ có 4 mẫu dương tính do ngoại nhiễm. Trong thời gian thực hiện thủ thuật chọc hút tủy xương có tình trạng hạ huyết áp tâm thu của các bệnh nhân mức độ nhẹ, sau đó huyết áp trở về giới hạn bình thường theo lứa tuổi (72,83 ± 5,65 mmHg) khi kết thúc thủ thuật. Kết luận: Các khối dịch tủy xương thu được đảm bảo về số lượng, mật độ các loại tế bào để sử dụng trong liệu pháp tế bào gốc tủy xương tự thân hỗ trợ điều trị bệnh teo đường mật bẩm sinh. Thủ thuật chọc hút dịch tủy xương trên bệnh nhân là tương đối an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Bình (2012), “Nghiên cứu đặc tính và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tủy xương trong điều trị một số tổn thương xương, khớp”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Vi Quỳnh Hoa (2020), “Nghiên cứu đặc điểm và hiệu quả của khối tế bào gốc tự thân từ tuỷ xương trong điều trị chấn thương cột sống có liệt tuỷ hoàn toàn”, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Cox, C. S., Jr., et al. (2011), "Autologous bone marrow mononuclear cell therapy for severe traumatic brain injury in children", Neurosurgery. 68(3), pp. 588-600.
4. Gonzalez, K. W., et al. (2015), "Hemorrhagic Shock", J Pediatr Intensive Care. 4(1), pp. 4-9.
5. Hartley, J. L., Davenport, M., and Kelly, D. A. (2009), "Biliary atresia", Lancet. 374(9702), pp. 1704-13.
6. Khan, A. A., et al. (2008), "Safety and efficacy of autologous bone marrow stem cell transplantation through hepatic artery for the treatment of chronic liver failure: a preliminary study", Transplant Proc. 40(4), pp. 1140-4.
7. Nguyen Thanh, L., et al. (2021), "Outcomes of bone marrow mononuclear cell transplantation combined with interventional education for autism spectrum disorder", Stem Cells Transl Med. 10(1), pp. 14-26.
8. Sharma, S., et al. (2011), "Bone marrow mononuclear stem cell infusion improves biochemical parameters and scintigraphy in infants with biliary atresia", Pediatr Surg Int. 27(1), pp. 81-9.
9. Sokol, R. J., et al. (2003), "Pathogenesis and outcome of biliary atresia: current concepts", J Pediatr Gastroenterol Nutr. 37(1), pp. 4-21.