THỰC TRẠNG LO ÂU Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Thị Thu Hà Trần 1,2,, Thị Thu Hà Lê 1,2, Hoàng Yến Nguyễn 1,2, Thị Hoàng Oanh Phùng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét thực trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư vú điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân chẩn đoán ung thư vú sử dụng thang đánh giá lo âu trầm cảm và stress DASS-21. Kết quả: Độ tuổi trung bình của nghiên cứu 51.8±11.12. Nghiên cứu có 41% số bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư vú trên 6 tháng và 91,5% bệnh nhân có thấy khối bất thường ở vú. 50,8% bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn 2. Nghiên cứu chỉ ra 23,7% bệnh nhân ung thư vú có biểu hiện lo âu trên thang DASS-21, trong đó 8,5% lo âu mức độ nhẹ, 15,2% lo âu mức độ trung bình. Trong các biểu hiện hoạt động quá mức hệ thần kinh tự trị có 46,7% bệnh nhân thấy tim đập nhanh. 62,7% bệnh nhân cám giác bồn chồn, khó thư giãn. 27,1% bệnh nhân cảm thấy chóng mặt và 33,9% bệnh nhân khó ngủ vì lo lắng. Sự khác biệt mức độ lo âu trên thang DASS ở các giai đoạn ung thư vú khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt mức độ lo âu trên thang DASS nhóm thời gian mắc bệnh khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsaras K, Papathanasiou IV, Mitsi D, et al. Assessment of Depression and Anxiety in Breast Cancer Patients: Prevalence and Associated Factors. Asian Pac J Cancer Prev. 2018;19(6):1661-1669. doi:10.22034/APJCP.2018.19.6.1661
2. Wang X, Wang N, Zhong L, et al. Prognostic value of depression and anxiety on breast cancer recurrence and mortality: a systematic review and meta-analysis of 282,203 patients. Mol Psychiatry. 2020; 25(12):3186-3197. doi:10.1038/s41380-020-00865-6
3. Simon SD, Bines J, Werutsky G, et al. Characteristics and prognosis of stage I-III breast cancer subtypes in Brazil: The AMAZONA retrospective cohort study. Breast. 2019;44:113-119. doi:10.1016/j.breast.2019.01.008
4. Koo MM, von Wagner C, Abel GA, McPhail S, Rubin GP, Lyratzopoulos G. Typical and atypical presenting symptoms of breast cancer and their associations with diagnostic intervals: Evidence from a national audit of cancer diagnosis. Cancer Epidemiol. 2017;48:140-146. doi:10.1016/ j.canep.2017.04.010
5. Khan F, Amatya B, Pallant JF, Rajapaksa I. Factors associated with long-term functional outcomes and psychological sequelae in women after breast cancer. Breast. 2012;21(3):314-320. doi:10.1016/j.breast.2012.01.013