TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN DA TRONG ĐIỀU TRỊ THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI CÓ ĐỘT BIẾN EGFR
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn trên da trong điều trị thuốc TKIs bệnh nhân ung thư phổi tại Khoa Nội 1 - Bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: 261 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến EGFR được điều trị thuốc TKIs tại Khoa Nội 1 - Bệnh viện K từ 3/2018 đến 04/2022. Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Đa phần nữ giới, chiếm 70,1%, nhóm tuổi <65 chiếm đa số (65,1%). Tổn thương di căn thường gặp là di căn xương, chiếm 70,1%, tiếp đến di căn phổi đối bên (69,3%). Đa phần các bệnh nhân không có bệnh lý da liễu từ trước (chiếm 82%). Điều trị chủ yếu bằng thuốc thế hệ 1, bao gồm erlotinib (39,8%) và gefitinib (45,2%). Đa phần các bệnh nhân không hút thuốc lá, chiếm 72,8%. Phần lớn các bệnh nhân có độc tính ban da độ 1 và độ 2 (chiếm lần lượt 36,9% và 44,1%), có một trường hợp ghi nhận độc tính độ 4. Về viêm quanh móng, độc tính độ 1 và 2 cũng chiếm đa số (35,8% và 23,6%), trong khi độc tính độ 3 chỉ gặp 6 BN. Vị trí tổn thương chủ yếu ở vùng mặt, tiếp đến vùng ngực-lưng. Đa phần các bệnh nhân được điều trị ngoại trú và chăm sóc tổn thương da theo hướng dẫn của bác sỹ điều trị và điều dưỡng, chỉ gặp 13 trường hợp độc tính độ 3 cần nội trú và chăm sóc tại khoa phòng. Kết luận: Tác dụng không mong muốn trên da thường gặp trên bệnh nhân ung thư phổi có đột biến EGFR điều trị thuốc TKIs. Chăm sóc nội khoa có vai trò cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư phổi có EGFR, tác dụng không mong muốn trên da do thuốc TKIs
Tài liệu tham khảo
2. Shepherd FA, Rodrigues Pereira J, Ciuleanu T, et al (2005), Erlotinib in previously treated non-small-cell lung cancer., N Engl J Med 353, 123-132.
3. Ling J, Fettner S, Lum BL et al (2008), Effect of food on the pharmacokinetics of erlotinib, an orally active epidermal growth factor receptor tyrosine-kinase inhibitor, in healthy individuals, Anticancer Drugs. 19(2), 209-16.
4. B. Melosky et al (2015). Management of egfr tki–induced dermatologic adverse events. Current Oncology
5. Makoto Maemondo et al (2010). Gefitinib or chemotherapy for non-small-cell lung cancer with mutated EGFR. N Engl J Med. 2010;362:2380-2388.
6. Lecia V Sequist, James Chih-Hsin Yang et al (2013).
7. Aw DC et al (2018). Management of epidermal growth factor receptor tyrosine kinase inhibitor-related cutaneous and gastrointestinal toxicities. Asia-Pacific Journal of Clinical Oncology, 2018;14:23-31.
8. Melosky B. Supportive care treatments for toxicities of anti-egfr and other targeted agents. Curr Oncol. 2012;19(suppl 1):S59–63.