NHU CẦU CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021

Thị Thu Huyền Lê 1,, Văn Tuận Nguyễn 1,2, Hồng Khôi Võ 1,2,3
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Dược Đại học Quốc Gia HN
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đột quỵ não có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do đột quỵ não chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh thần kinh và là nguyên nhân tử vong thứ ba sau các bệnh ung thư và tim mạch. Người bệnh đột quỵ não thường có nhiều di chứng nên phải phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của nhân viên y tế và gia đình.1 Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đánh giá nhu cầu chăm sóc điều dưỡng của người bệnh đột quỵ não giai đoạn cấp tại Trung tâm Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai năm 2021. Nghiên cứu tiến hành trên 160 người bệnh đột quỵ não cấp, tỷ lệ nam (57,5%) cao hơn so với nữ (42,5%). Đa số người bệnh trong nghiên cứu từ 60 tuổi trở lên (81,9%). Tình trạng liệt chiếm tỷ lệ cao (77,5%), rối loạn nuốt chiếm 5,6% và 1,9% người bệnh bị viêm phổi. Đa số người bệnh mức cơ lực 4/5 (45,0%) ở chi trên, ở chi dưới là 0/5 điểm (47,5%). Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc cao chiếm 61,8%, có nhu cầu chăm sóc ít đến trung bình 34,4% và chỉ có 3,8% không có nhu cầu chăm sóc điều dưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. S.M. Islam et al (2014), Non-communicable diseases (NCDs) in developing countries: a symposium report, Global Health.
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
3. Goldstein LB, Bushnell CD, Adams RJ et al (2011), American Heart Association Stroke Council, Council on Cardiovascular Nursing, Council on Epidemiology and Prevention, Council for High Blood Pressure Research, Council on Peripheral Vascular Disease, and Interdisciplinary Council on Quality of Care and Outcomes Research, Guidelines for the primary prevention of stroke: a guideline for healthcare professionals from the American Heart Association/American Stroke Association, Stroke, ed.
4. Võ Hoàng Nghĩa, Cao Minh Châu và Lã Ngọc Quang (2021), "Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh đột quỵ não khi xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2020", Tạp chí Y dược lâm sàng 108. tập 16 - số 1.
5. F.I. Mahoney & D.W. Barthel (1965), "FUNCTIONAL EVALUATION: THE BARTHEL INDEX", Md/State Med J. 14, tr. p. 61-5.
6. Samuelson M (1996), "Functional outcome in patients with stroke", Stroke 31 tr. 42-46
7. Nguyễn Thị Thu Hiền, Cao Thị Dung, Trần Thị Hồng Xiêm và Tô Minh Tuấn (2020), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và mức độ hoạt động độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel của người bệnh tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019", Tạp chí Khoa học Điều dưỡng Tập 3 - Số 4, tr. 77-84.
8. Trần Văn Tuấn và cộng sự (2019), Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở thành phố Thái Nguyên, Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học, Thái Nguyên.