BÓNG ĐỐI XUNG ĐỘNG MẠCH CHỦ VÀ CATHETER DẪN LƯU THẤT TRÁI TRONG ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG QUÁ TẢI THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN HỖ TRỢ TUẦN HOÀN QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ

Thanh Linh Trần 1,, Quốc Minh Quân Dư 1, Lý Minh Duy Nguyễn1, Quang Đại Huỳnh 1,2, Mạnh Tuấn Nguyễn 1, Thị Xuân Phan 2,3, Thị Ngọc Thảo Phạm 1,2
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quá tải thất trái là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân suy tuần hoàn cấp được hỗ trợ tuần hoàn qua màng ngoài cơ thể (VA ECMO). Can thiệp dẫn lưu bằng các kĩ thuật ít xâm lấn gồm bóng đối xung động mạch chủ (IABP) và catheter dẫn lưu thất trái qua van động mạch chủ (TACV) đã được ứng dụng trong điều trị biến chứng này. Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả hiệu quả và biến chứng của quá trình can thiệp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát kết hợp tiến cứu và hồi cứu đơn trung tâm ở bệnh nhân người lớn được thực hiện VA ECMO có biến chứng quá tải thất trái tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm so sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, huyết động và siêu âm tim trong quá trình can thiệp dẫn lưu và kết cục. Kết quả: Có 31 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. 19 (61,3%) bệnh nhân được can thiệp bằng TACV và/hoặc IABP. Kích thước TACV thường dùng là 7Fr với lưu lượng trung vị 110 mL/phút. Đa số được can thiệp vào ngày đầu tiên xuất hiện biến chứng quá tải. Tỉ lệ hồi phục ở các bệnh nhân được can thiệp là 57,9%. Biện pháp can thiệp làm cải thiện có ý nghĩa hiệu áp (10 mmHg so với 30mmHg, p=0,006), phân suất tống máu thất trái (15% so với 27%, p=0,010) và tích phân vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ (AV VTI) (4,2 cm so với 8,9cm, p < 0,001). Các biến chứng được ghi nhận với tỉ lệ thấp bao gồm chảy máu tại chỗ, thiếu máu nuôi chi và tắc TACV. Kết luận: Can thiệp dẫn lưu thất trái bằng biện pháp TACV và IABP giúp cải thiện thông số về huyết động và chức năng thất trái ở các bệnh nhân VA ECMO có biến chứng quá tải.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Baldetti L., Gramegna M., Beneduce A., et al. (2020), "Strategies of left ventricular unloading during VA-ECMO support: a network meta-analysis", Int J Cardiol, 312, 16-21.
2. Bréchot N., Demondion P., Santi F., et al. (2018), "Intra-aortic balloon pump protects against hydrostatic pulmonary oedema during peripheral venoarterial-extracorporeal membrane oxygenation", Eur Heart J Acute Cardiovasc Care, 7 (1), 62-69.
3. Fumagalli R., Bombino M., Borelli M., et al. (2004), "Percutaneous bridge to heart transplantation by venoarterial ECMO and transaortic left ventricular venting", Int J Artif Organs, 27 (5), 410-3.
4. Hong T. H., Byun J. H., Lee H. M., et al. (2016), "Initial Experience of Transaortic Catheter Venting in Patients with Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation for Cardiogenic Shock", Asaio j, 62 (2), 117-22.
5. Jung J. J., Kang D. H., Moon S. H., et al. (2021), "Left Ventricular Decompression by Transaortic Catheter Venting in Extracorporeal Membrane Oxygenation", Asaio j, 67 (7), 752-756.
6. Li Y., Yan S., Gao S., et al. (2019), "Effect of an intra-aortic balloon pump with venoarterial extracorporeal membrane oxygenation on mortality of patients with cardiogenic shock: a systematic review and meta-analysis†", Eur J Cardiothorac Surg, 55 (3), 395-404.
7. Lorusso R., Centofanti P., Gelsomino S., et al. (2016), "Venoarterial Extracorporeal Membrane Oxygenation for Acute Fulminant Myocarditis in Adult Patients: A 5-Year Multi-Institutional Experience", Ann Thorac Surg, 101 (3), 919-26.
8. Meani P., Gelsomino S., Natour E., et al. (2017), "Modalities and Effects of Left Ventricle Unloading on Extracorporeal Life support: a Review of the Current Literature", Eur J Heart Fail, 19 Suppl 2, 84-91.
9. Petroni T., Harrois A., Amour J., et al. (2014), "Intra-aortic balloon pump effects on macrocirculation and microcirculation in cardiogenic shock patients supported by venoarterial extracorporeal membrane oxygenation*", Crit Care Med, 42 (9), 2075-82.