HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH NÃO CẤP SAU CHẢY MÁU DƯỚI NHỆN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tràn dịch não cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của chảy máu dưới nhện. Số lượng nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của nội khoa và ngoại khoa trong tràn dịch não cấp sau chảy máu dưới nhện còn hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả của điều trị nội khoa và ngoại khoa của chảy máu dưới nhện có biến chứng tràn dịch não cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 61 bệnh nhân chảy máu dưới nhện có biến chứng tràn dịch não cấp điều trị tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 8 năm 2015. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. Kết quả: Điều trị Nội khoa 72,2%; ngoại khoa 27,8%. Hướng xử trí nội khoa: chống phù não 77,3%; giảm đau, an thần 81,9%; thuốc hạ huyết áp 43,2%; đặt nội khí quản 29,5%. Hướng xử trí ngoại khoa: dẫn lưu não thất ra ngoài 17,7%; dẫn lưu não thất ổ bụng 52,9%; phẫu thật lấy khối máu tụ kết hợp kẹp túi phình và dẫn lưu não thất ổ bụng chiếm tỷ lệ 29,4%. Chỉ định ngoại khoa: máu tụ lớn, di lệch đường giữa nhiều chiếm tỷ lệ 35,3%; giãn não thất mức độ nặng chiếm 41,1%. Kết quả điều trị nội khoa và ngoại khoa: chủ yếu là di chứng vừa đến nặng. Biến chứng thường gặp nhất là loét (nội khoa 52,3%, ngoại khoa 64,7%). Kết luận: Việc điều trị nội khoa vẫn là cơ bản chỉ nên mổ cho các trường hợp não thất giãn nhiều, máu tụ lớn làm di lệch đường giữa nhiều và cần chú ý các trường hợp này nguy cơ biến chứng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chảy máu dưới nhện, tràn dịch não cấp, hướng điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Hoàng Đức Kiệt (1998). Chẩn đoán X quang Cắt lớp vi tính sọ não, Các phương pháp chẩn đoán bổ trợ về thần kinh, NXB Y học, tr 112-136.
3. Trần Viết Lực (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và hướng điều trị chảy máu não thất không chấn thương, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú bệnh viện, Chuyên ngành Thần kinh.
4. Khúc Thị Nhẹn (2010). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học thần kinh và một số yếu tố tiên lượng của chảy máu não thất.
5. Lê Văn Thính (2002). Chảy máu dưới nhện chẩn đoán và điều trị, Kỷ yếu công trình khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, tr 300- 310.