KHẢO SÁT GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH XUYÊN ĐỘNG MẠCH ĐÙI SÂU QUA PHẪU TÍCH XÁC

Xuân Quang Đặng 1,, Vân Anh Trần 1, Quang Vinh Vũ 1
1 Viện Bỏng Quốc gia, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt da động mạch xuyên là một trong các chất liệu quan trọng trong phẫu thuật tạo hình, việc bộc lộ các động mạch xuyên vẫn còn là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Để hiểu rõ về vạt động mạch xuyên động mạch đùi sâu, vạt rất hữu ích trong phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết hổng vùng ụ ngồi, mấu chuyển lớn chúng tôi tiến hành nghiên cứu: ”Khảo sát giải phẫu động mạch xuyên động mạch đùi sâu qua phẫu tích xác. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang hàng loạt catrên 17 xác được tẩm formol và bảo quản trong phòng lạnh với 31 vạt da vùng đùi sau. Trên xác các động mạch xuyên động mạch đùi sâu được phẫu tích theo một quy trình thống nhất. Các giới hạn đường rạch da để bộc lộ các động mạch xuyên động mạch đùi sâu: Phía trên: đường ngang qua nếp mông dưới, phía dưới: đường ngang qua hố khoeo, phía ngoài: đường nối lồi cầu ngoài xương đùi với mấu chuyển lớn, phía trong: đường nối ngành dưới xương mu và đỉnh lồi cầu trong xương đùi. Bộc lộ động mạch xuyên động mạch đùi sâu. Đo các mốc giải phẫu và kích thước động mạch xuyên bằng thước chuyên dùng (Palmer). Kết quả: Động mạch xuyên I và II xuất hiện hầu hết ở 1/2 trên đường chuẩn đích với cách biệt trong khoảng 3cm về hai phía đường chuẩn đích. Động mạch xuyên I có tần suất xuất hiện về phía ngoàiđường chuẩn đích (cả bên đùi phải lẫn đùi trái) gấp khoảng 7 lần (27 so vơi 4) so với phía trong đường chuẩn đích. Động mạch xuyên IV được phát hiện chỉ có 5 trường hợp ở vùng đùi sau, thấp nhất với tỷ lệ 16,13%. Động mạch xuyên có đường kính 1-2mm chiếm tỷ lệ cao trong đó động mạch xuyên I chiếm tỷ lệ cao nhất 54,83%. Động mạch xuyên có chiều dài 15-30mm chiếm tỷ lệ cao đặc biệt ở động mạch xuyên I và II (64,52% và 70,97%). Khoảng cách trung bình từ động mạch xuyên I đến mấu chuyển lớn 157,39 ± 38,12 mm và đến ụ ngồi 127,93 ± 37,87 mm. Kết luận: Vạt da động mạch xuyên I động mạch đùi sâu phù hợp trong tạo hình che phủ khuyết hổng vùng ụ ngồi, mấu chuyển lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pontén B. The fasciocutaneous flap: its use in soft tissue defects of the lower leg. Br J Plast Surg. 1981;34:215–202.
2. Algan S., el at. (2020). Profunda femoris artery perforator flaps: a detailed anatomical study. Journal of Plastic Surgery and Hand Surgery. 1-5.
3. Song Y.G., Chen G.Z., Song Y.L. (1984). The free thigh flap: a new free flap concept based on the septocutaneous artery. Br J Plast Surg., 37:149-159.
4. Shimizu T., Fisher DR., Carmichael SW., et al. (1997). An anatomic comparison of septocutaneous free flaps from the thigh region. Ann Plast Surg. 38:604-610.
5. Reza Ahmadzadeh, B.Sc, Leonard Bergeron, M.D. The Posterior Thigh Perforator Flap or Profunda Femoris Artery Perforator Flap. page 196 - 197. Copyright American Society of Plastic Surgeons.