CƯỜNG GIÁP DO VIÊM TUYẾN GIÁP HASHIMOTO Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Viêm tuyến giáp Hashimoto (HT) là bệnh lý tuyến giáp mắc phải gây bướu cổ phổ biến ở trẻ em. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là tình trạng suy giáp tiến triển dần dần. Tuy nhiên, bệnh có thể biểu hiện triệu chứng cường giáp trong một giai đoạn thoáng qua (Hashitoxicosis). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và điều trị của bệnh nhân cường giáp do HT. Đối tượng: 39 bệnh nhân cường giáp do HT được chẩn đoán và điều trị tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/2018 đến 12/2019. Phương pháp: Nghiên cứu một loạt ca bệnh bao gồm mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm chức năng tuyến giáp, xét nghiệm miễn dịch và điều trị. Kết quả: 39 bệnh nhân được chẩn đoán cường giáp do HT, tuổi trung bình là 9,75 ± 2,22 tuổi. Lý do khám bệnh hay gặp nhất là bướu cổ. Tất cả các bệnh nhân được điều trị Thiamazole; 26 bệnh nhân được điều trị Propranolol. Kết luận: Bướu cổ là triệu chứng hay gặp nhất, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam. Xác định nguyên nhân cường giáp là quan trọng. Kháng thể kháng giáp là xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện, theo dõi, tiên lượng bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tuyến giáp Hashimoto trẻ em, cường giáp, viêm tuyến giáp tự miễn
Tài liệu tham khảo
2. Wasniewska M., Vigone M.C., Cappa M. et al. (2007). Acute suppurative thyroiditis in childhood: relative frequency among thyroid inflammatory diseases. J Endocrinol Invest, 30(4), 346–347.
3. Takasu N., Yamada T., Sato A. et al. (1990). Graves’ Disease Following Hypothyroidism Due To Hashimoto’s Disease: Studies Of Eight Cases. Clinical Endocrinology, 33(6), 687–698.
4. Radetti G., Gottardi E., Bona G. et al. (2006). The natural history of euthyroid Hashimoto’s thyroiditis in children. The Journal of Pediatrics, 149(6), 827–832.
5. Wasniewska M., Wasniewska M., Corrias A. et al. (2012). Outcomes of Children with Hashitoxicosis. HRP, 77(1), 36–40.
6. McGrogan A., Seaman H.E., Wright J.W. et al. (2008). The incidence of autoimmune thyroid disease: a systematic review of the literature. Clinical Endocrinology, 69(5), 687–696.
7. Jaruratanasirikul S., Leethanaporn K., Khuntigij P. et al. (2011). The Clinical Course of Hashimoto’s Thyroiditis in Children and Adolescents: 6 Years Longitudinal Follow-up. Journal of Pediatric Endocrinology and Metabolism, 14(2), 177–184.
8. Dittmar M., Libich C., Brenzel T. et al. (2011). Increased familial clustering of autoimmune thyroid diseases. Horm Metab Res, 43(3), 200–204.
9. Marazuela M., García-López M.A., Figueroa-Vega N. et al. (2006). Regulatory T Cells in Human Autoimmune Thyroid Disease. J Clin Endocrinol Metab, 91(9), 3639–3646.