ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG LÊN TUẦN HOÀN, HÔ HẤP VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA GIẢM ĐAU SAU MỔ CẮT TỬ CUNG HOÀN TOÀN ĐƯỜNG BỤNG BẰNG GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM

Đức Lam Nguyễn 1,, Thế Trung Võ 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng lên tuần hoàn, hô hấp và một số tác dụng không mong muốn khác của giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn đường bụng bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng (TAP block) với ropivacain 0,25% dưới hướng dẫn của siêu âm. Đối tượng, phương pháp: 60 bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn đường bụng, vô cảm bằng gây tê tủy sống, sau mổ được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm giảm đau sau mổ bằng 2 phương pháp: Nhóm nghiên cứu, bệnh nhân được gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng dưới hướng dẫn của siêu âm sử dụng 0,75 mg/kg ropivacain 0,25% mỗi bên (nhóm TAP) sau đó phối hợp với PCA morphin tĩnh mạch. Nhóm chứng là nhóm không được gây tê TAP block để giảm đau mà chỉ sử dụng PCA morphin tĩnh mạch đơn thuần (nhóm chứng). Các thông số nghiên cứu được theo dõi liên tục 24 giờ đầu sau mổ gồm: Ảnh hưởng đến tuần hoàn và hô hấp, độ an thần, nôn, buồn nôn, bí tiểu, ngứa…. Kết quả: Không có sự khác biệt về các chỉ số tuần hoàn, hô hấp của các bệnh nhân ở hai nhóm. Tỷ lệ nôn, buồn nôn của nhóm TAP block thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (13,33% so với 30%; p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có mức an thần độ I, II của nhóm TAP block cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (30% so với 63,3%). Tỷ lệ ngứa, bí tiểu không có sự khác biệt giữa hai nhóm (3,3% và 6,7% so với 6,7% và 6,7%). Kết luận: Gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng hai bên bằng ropivacain 0,25%, dưới hướng dẫn của siêu âm không ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp của bệnh nhân nhưng làm giảm tỷ lệ nôn, buồn nôn và tỷ lệ an thần độ I, độ II so với nhóm chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bhattacharjee S, Ray M, Ghose T, Maitra S, Layek A. Analgesic efficacy of transversus abdominis plane block in providing effective perioperative analgesia in patients undergoing total abdominal hysterectomy: A randomized controlled trial. J Anaesthesiol Clin Pharmacol. 2014;30(3):391. doi:10.4103/0970-9185.137274
2. Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Đức Lam. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và ngoài màng cứng phối hợp để mổ và giảm đau sau mổ cắt tử cung hoàn toàn tại bệnh viện phụ sản trung ương. Tạp chí y học thực hành. 2016;1015:218-220.
3. Fusco P, Cofini V, Petrucci E, et al. Transversus Abdominis Plane Block in the Management of Acute Postoperative Pain Syndrome after Caesarean Section: A Randomized Controlled Clinical Trial. Pain Physician. 2016;19(8):583-591.
4. Kahsay DT, Elsholz W, Bahta HZ. Transversus abdominis plane block after Caesarean section in an area with limited resources. Southern African Journal of Anaesthesia and Analgesia. 2017;23(4):90-95. doi:10.1080/22201181.2017.1349361
5. McDonnell JG, O’Donnell BD, Curley G, Heffernan A, Power C, Laffey JG. The Analgesic Efficacy of Transversus Abdominis Plane Block After Abdominal Surgery: A Prospective Randomized Controlled Trial: Anesthesia & Analgesia. 2007;104(1):193-197. doi:10.1213/ 01.ane.0000250223.49963.0f
6. Carney J, McDonnell JG, Ochana A, Bhinder R, Laffey JG. The Transversus Abdominis Plane Block Provides Effective Postoperative Analgesia in Patients Undergoing Total Abdominal Hysterectomy. Anesthesia & Analgesia. 2008;107(6):2056-2060. doi:10.1213/ane.0b013e3181871313
7. Srivastava U, Verma S, Singh TK, et al. Efficacy of trans abdominis plane block for post cesarean delivery analgesia: A double-blind, randomized trial. Saudi Journal of Anaesthesia. 2015;9(3):298. doi:10.4103/1658-354X.154732
8. Belavy D, Cowlishaw PJ, Howes M, Phillips F. Ultrasound-guided transversus abdominis plane block for analgesia after Caesarean delivery. British Journal of Anaesthesia. 2009;103(5):726-730. doi:10.1093/bja/aep235
9. Mishriky BM, George RB, Habib AS. Transversus abdominis plane block for analgesia after Cesarean delivery: a systematic review and meta-analysis. Can J Anaesth. 2012;59(8):766-778. doi:10.1007/s12630-012-9729-1