TỶ LỆ THIẾU MEN G6PD VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu men G6PD là bệnh lý về men thường gặp nhất trên thế giới và ở Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu men G6PD và một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện phụ Sản thành phố Cần Thơ, năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 4544 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ năm 2021-2022. Kết quả: trong tổng số 4544 trẻ tham gia nghiên cứu có 2389 (52,6%) trẻ là nam còn lại 2155 (47,4%) trẻ là nữ. Các trẻ đa số thuộc dân tộc Kinh (99%), số ít còn lại thuộc dân tộc Khmer (0,6%) và các dân tộc khác như Hoa, Mường, Nùng và Tày (0,4%). Xét nghiệm sàng lọc G6PD sơ sinh trên hệ thống GSP ghi nhận 79/4544 (1,745%) trẻ có chỉ số G6PD ≤ 17.2U/dl được xác định là có nguy cơ thiếu men G6PD cao. 79 trẻ này tiếp tục được khẳng định mắc bệnh G6PD bằng phương pháp định lượng hoạt độ men G6PD trên hệ thống máy Cobas 6000, kết quả có 76/4544 (1,67%) trẻ mắc bệnh do chỉ số G6PD thấp hơn 6,97U/g Hb. Về các yếu tố liên quan: ngoại trừ giới tính (p=0,00); nơi cư trú (p=0,002), các biến còn lại là: dân tộc; cân nặng thai lúc sinh; tuổi thai đều có liên quan không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết luận: Tỉ lệ thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ là 1,67%, có mối liên quan mang ý nghĩa thống kê giữa thiếu men G6PD với giới tính và nơi cư trú có ý nghĩa thống kê với p <0.05.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
G6PD, bệnh di truyền, trẻ sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Thị Bình Minh, Phạm Thanh Long, Lê Minh Khôi và cộng sự (2021), Nghiên cứu khảo sát tỉ lệ bất thường của xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 25(2), tr.157-162.
3. Arain Y. H. and Bhutani K. V. (2014), Prevention of Kernicterus in South Asia: role of neonatal G6PD deficiency and its identification,
Indian J Pediatr, 81 (6);599-607.
4. Castro S, Weber R, Dadalt V, Tavares V, Giugliani R. (2006), Prevalence of G6PD deficiency in newborns in the south of Brazil. J Med Screen.;13(2):85-6.
5. Chunyun Fu, Shiyu Luo, Qifei Li and et al. (2018), Newborn screening of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in Guangxi, China: determination of optimal cutoff value to identify heterozygous female neonates, Nature. 8:833
6. Elella, S. A., Tawfik, M., Barseem, N., & Moustafa, W. (2017), Prevalence of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in neonates in Egypt, Annals of Saudi medicine, 37(5), 362–365.
7. Iranpour R, Hashemipour M, Talaei SM, Soroshnia M, Amini A. (2008), Newborn screening for glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in Isfahan, Iran: a quantitative assay. J Med Screen;15(2), pp.62-4. doi: 10.1258/ jms.2008.008027.
8. Jalloh A, Tantular I S, Pusarawati S and et al. (2004), Rapid epidemiologic assessment of glucose‐6‐phosphate dehydrogenase deficiency in malaria‐endemic areas in Southeast Asia using a novel diagnostic kit, Trop Med Int Health, 9 (5); 615-623.
9. Lauden, S. M., Chongwain, S., Achidi, A., Helm, E., Cusick, S. E., Krug, A., Slusher, T. M., & Lund, T. C. (2019), Prevalence of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in Cameroonian blood donors. BMC research notes, 12 (1), 195.
10. Ruwende C and Hill A. (1998), Glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency and malaria, Journal of molecular medicine, 76 (8): 581-588.