KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN BÁN TRẬT KHỚP VAI SAU NHỒI MÁU NÃO ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM, TẬP VẬN ĐỘNG VÀ ĐEO ĐAI

Thị Thanh Tú Nguyễn 1,, Đăng Quang Tạ 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bán trật khớp vai sau nhồi máu não bằng điện châm, tập vận động và đeo đai. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán bán trật khớp vai sau nhồi máu não điều trị bằng điện châm kết hợp tập vận động và đeo đai. Kết quả: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA (Fugl-Myer Assessment) có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Nhóm bệnh nhân bị bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn nhóm bán trật khớp vai vừa/nhẹ (OR = 4,0, 95% CI = 1,71 – 9,35). Phương trình hồi quy tuyến tính là: Thay đổi tổng điểm FMA = 0,851 x Thay đổi khoảng cách bán trật khớp vai + 0,218. Các yếu tố tuổi, giới, thời gian bị bệnh, điểm NISSH (National Institutes of Health Stroke Scale), mức độ liệt, bên liệt, tay thuận, hội chứng đau vùng phức hợp chưa thấy rõ sự khác biệt với mức độ vận động và mức độ khéo léo bàn tay (p > 0,05). Kết luận: 60% bệnh nhân cải thiện tổng điểm FMA có ý nghĩa lâm sàng và 46,7% bệnh nhân khỏi bán trật khớp vai trên phim X-quang. Mức độ bán trật khớp vai nặng có khả năng phục hồi bán trật khớp vai kém hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chantraine A, Baribeault A, Uebelhart D, Gremion G. Shoulder pain and dysfunction in hemiplegia: effects of functional electrical stimulation. Arch Phys Med Rehabil. 1999;80(3): 328-331. doi:10.1016/s0003-9993(99)90146-6
2. Coupar F, Pollock A, Rowe P, Weir C, Langhorne P. Predictors of upper limb recovery after stroke: a systematic review and meta-analysis. Clin Rehabil. 2012;26(4):291-313. doi:10.1177/0269215511420305
3. Jang SH, Yi JH, Chang CH, et al. Prediction of motor outcome by shoulder subluxation at early stage of stroke. Medicine (Baltimore). 2016; 95(32) :e4525. doi:10.1097/MD.0000000000004525
4. Kumar P, Kassam J, Denton C, Taylor E, Chatterley A. Risk factors for inferior shoulder subluxation in patients with stroke. Physical Therapy Reviews. 2010;15(1):3-11. doi: 10.1179/ 174328810X12647087218596
5. Kwakkel G, Kollen BJ. Predicting activities after stroke: what is clinically relevant? Int J Stroke. 2013;8(1):25-32. doi:10.1111/j.1747-4949.2012.00967.x
6. Turner-Stokes L, Jackson D. Shoulder pain after stroke: a review of the evidence base to inform the development of an integrated care pathway. Clin Rehabil. 2002;16(3):276-298. doi:10.1191/ 0269215502cr491oa
7. Wang RY, Yang YR, Tsai MW, Wang WTJ, Chan RC. Effects of functional electric stimulation on upper limb motor function and shoulder range of motion in hemiplegic patients. Am J Phys Med Rehabil. 2002;81(4):283-290. doi:10.1097/ 00002060-200204000-00007
8. Zorowitz RD, Idank D, Ikai T, Hughes MB, Johnston MV. Shoulder subluxation after stroke: a comparison of four supports. Arch Phys Med Rehabil. 1995;76(8):763-771. doi:10.1016/s0003-9993(95)80532-x