THIẾT LẬP MẪU MÁU GIẢ ĐỊNH CHỨA VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS DÙNG TRONG NGOẠI KIỂM

Mạnh Tuấn Hà 1,, Thị Thu Diểm Nguyễn 2
1 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Truyền máu Huyết học Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thiết lập mẫu máu giả định chứa S. aureus  sử dụng cho chương trình ngoại kiểm chất lượng vi sinh đạt độ đồng nhất và ổn định theo ISO 17043:2011. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm. Đánh giá tốc độ tăng trưởng của và S. aureus trong môi trường máu giả định có và không có acid boric và natriformat. Xác định nồng độ acid boric và natriformat phù hợp. Thử nghiệm sản xuất bộ mẫu máu giả định chứa cơ chất nutrient broth, máu cừu, acid boric và natrifomat theo nồng độ đã xác định. Sử dụng phép kiểm T-Student và Oneway ANOVA đánh giá tính đồng nhất, tính ổn định bộ mẫu máu giả định đã sản xuất. Kết quả: Sử dụng acid boric và natrifomat duy trì nồng độ S. aureus trong mẫu (máu cứu, nutrient broth) hiệu quả hơn so với không sử dụng. Nồng độ acid boric 8% và natriformat 4% là phù hợp với sản xuất mẫu máu giả định vi khuẩn đích là S.aureus. Bộ mẫu sản xuất chứa vi khuẩn đích S. aureus đạt tính đồng nhất với Fthực nghiệm= 0,911 < F lý thuyết =3,02, ổn định trong 17 ngày. Kết luận: Qua nghiên cứu, sử dụng acid boric- natrifomat làm chất bảo quản trong môi trường máu giả định là phù hợp. Thiết lập thành công bộ mẫu máu giả định S. aureus sử dụng cho chương trình ngoại kiểm vi sinh theo tiêu chuẩn ISO 17043:2011 đạt tính đồng nhất và tính ổn định trong 17 ngày ở 220C-300C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2017). Hướng dẫn thực hành kỹ thuật vi sinh lâm sàng. Nhà xuất bản y học Hà Nội.
2. ISO/IEC 17043:2011 (2011). Confomity assessment- General requirement for proficiency testing. International Organization for Standardization, First edition.
3. Tiêu Chuẩn Quốc Gia (TCVN) 9596:2013 ISO Guide 13528:2003 (2013). Phương pháp thống kê dùng trong thử nghiệm thành thạo bằng so sánh liên phòng thí nghiệm, tr.56-61.
4. Kirn TJ, Weinstein MP (2013). “Update on blood cultures: how to obtain, process, report, and interpret”. Clin Microbiol Infect, 19(6):513-520.
5. Vernelen K (2017). Use of simulated samples in the EQA Microbiology. Commission de Biologie Clinique, https://www.wiv-isp.be/qml/symposia/26-03-09/3-2-Use-of-simulated-samples-EQA-microbiology-KV.pdf.
6. World Health Organization (WHO) (2016). WHO manual for organizing a national external quality assessment programme for health laboratories and other testing sites. WHO Library Cataloguing-in-Publication Data.