TÌNH TRẠNG HÔ HẤP SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT TĂNG TỐC THÌ THỞ RA (AFE) Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI MẮC VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

Thị Yến Phạm 1, Thị Huệ Anh Lê 2,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng hô hấp sau khi thực hiện kỹ thuật tăng tốc thì thở ra (Accéleration du Flux Expitatoirte - AFE) ở trẻ từ 2 đến 24 tháng tuổi mắc viêm tiểu phế quản điều trị tại Bệnh viện Vinmec Times City năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu được thực hiện trên 47 trẻ. Kết quả cho thấy, chỉ số SpO2 cải thiện rõ rệt sau khi thực hiện kỹ thuật. Nhịp thở và nhịp tim có sự cải thiện lần lượt là 46.8% và 47.7%, tuy nhiên không có ý nghĩa. Các dấu hiệu (khò khè, rút lõm cơ hô hấp, hỗ trợ oxy) đều cải thiện rõ rệt sau đợt điều trị. SpO2 và dấu hiệu khò khè tương đương nhau ở các yếu tố sinh thường/ sinh mổ; sinh non tháng/ đủ tháng; sinh nhẹ cân/ cân nặng bình thường; thời gian dùng kháng sinh trên/ dưới 3 ngày. Kết quả cho thấy, 43/ 47 bà mẹ được phỏng vấn đều thấy hài lòng và yên tâm khi con họ được thực hiện kỹ thuật “Tăng tốc thì thở ra”. Có 100% các bác sỹ được phỏng vấn cho thấy sự cần thiết của kỹ thuật trong việc hỗ trợ điều trị cho trẻ từ 2 đến 24 tháng mắc viêm tiểu phế quản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng nhi khoa tập 1 Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Hoàng Thị Nguyệt (2018), "Đánh giá tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung của trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc viêm phế quản- phổi điều trị tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa nông nghiệp năm 2018", Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, 26.
4. Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học NXB Y học, ed.
5. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng đợt 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Đỗ Thị Bích Vân, Khu Thị Khánh Dung và Đỗ Mạnh Hùng (2012), "Nhận xét sự cải thiện tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân sơ sinh đang điều trị viêm phổi không thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung Ương", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 4(16).