KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ TỶ LỆ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 354
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Dánh giá kiến thức và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước và sau can thiệp của nhân viên y tế. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 200 nhân viên y tế trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, với 2.048 cơ hội quan sát vệ sinh tay trước và sau can thiệp tại Bệnh viện Quân y 354, từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016. Kết quả: Kiến thức của nhân viên y tế sau can thiệp tốt hơn so với trước can thiệp, trong đó, kiến thức về “Tính chất và tình huống cần dùng loại dung dịch phù hợp”, “Thời gian tối thiểu cần thiết mà rửa tay với dung dịch chuẩn chứa cồn giết hết các mầm bệnh là 20 giây”, “Phương pháp rửa tay phù hợp với từng tình huống” tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước và sau can thiệp ở các khoa đều tăng (từ 76,9% tăng lên 96,5%); theo tình huống VST tăng (từ 76,9% tăng lên 94,0%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức, tuân thủ vệ sinh tay, can thiệp
Tài liệu tham khảo
2. Zahra Goodarzi et al (2020), “Investigating the Knowledge, Attitude and Perception of Hand Hygiene of Nursing Employees Working in Intensive Care Units of Iran University of Medical Sciences, 2018-2019”, A Journal of Clinical Medicine. 15 (2), pp. 230-237.
3. Hoàng Thăng Tùng và cs (2021), “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2016”, Tạp chí Y học Việt Nam, 498 (1), tr. 95-98.
4. Đỗ Trần Hoàn (2017), Đánh giá kết quả can thiệp rửa tay thường quy tại khu vực dịch vụ chất lượng cao, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2017, Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng.
5. Hoàng Thị Xuân Hương (2010), Đánhgiá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Đống Đa – Hà Nội trước và sau khi triển khai dự án “Tăng cường vệ sinh bệnh viện năm2010 - 2011, Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
6. Trần Thị Thu Trang và cộng sự (2017), “Đánh giá hiệu quả can thiệp về vệ sinh tay cho nhân viên y tế tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh năm 2017”, Tạp chí Thời sự Y học.
7. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quyết định số 3916/QĐ-BYT..
8. Mukesh Shukla, Shantanu Tyagi, Neeraj Kumar Gupta (2016), “A stuydy on knowledge of Hand hygiene among Health care personnel in selected primary health care centres in Lucknow”, International Journal of Health Sciences and Research.