KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ THẢO DƯỢC CỦA SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Thuốc y học cổ truyền (YHCT) cũng như thảo dược ngày càng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư nói chung. Do đó, sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa với tư cách là những nhân viên y tế tương lai, cần phải có một số kiến thức về thuốc YHCT để tự trang bị cho bản thân. Nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức về thuốc YHCT cũng như thái độ và việc thực hành YHCT ở sinh viên y khoa năm thứ nhất. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 390 sinh viên thuộc các chuyên ngành y khoa Đại học Y dược TP.HCM bởi bảng câu hỏi khảo sát đã được xác nhận. Các phân tích thống kê mô tả được thực hiện bởi phần mềm SPSS. Kết quả: Dữ liệu cho thấy 98/390 sinh viên (25,1%) sử dụng thảo dược trong đó 82 người (83,7%) sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ trong 6 tháng qua. Sự hiểu biết của nam về các nguồn gốc thảo dược kém hơn so với nữ (p<0,05), tuy nhiên, kiến thức về lạm dụng thảo dược cũng như tác dụng phụ lại tốt hơn (p<0,05). Một số lượng đáng kể những người được hỏi (253; 64,8%) cho rằng thảo dược có thể được sử dụng cùng với thuốc thông thường hoặc y học chính thống. Về thái độ, đa số đồng ý với lợi ích của thảo dược trong việc duy trì và nâng cao sức khỏe (188; 48,2%) và chữa bệnh (215; 55,1%). Sinh viên nam có thái độ, xu hướng sử dụng thảo dược nhiều hơn đáng kể so với các sinh viên nữ (p<0,05). Tuy nhiên, sinh viên y khoa không muốn sử dụng thảo dược (206; 52,8%), không giới thiệu cho gia đình (266; 68,2%) cũng như không khuyên người khác sử dụng thảo dược khi có vấn đề về sức khỏe (211; 54,3%). Kết luận: Các sinh viên năm nhất y khoa Đại học Y dược TP.HCM không nhận thức được một số khía cạnh quan trọng liên quan đến thảo dược, như kết hợp sử dụng thảo dược với tân dược mà không có sự tư vấn; đa số không muốn sử dụng thảo dược cho bản thân cũng như không hướng dẫn người khác. Việc đưa các bài học thích hợp về thảo dược vào chương trình giảng dạy y khoa có thể lấp đầy khoảng trống này và làm rõ những quan niệm sai lầm của sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiến thức, thái độ, thực hành, thảo dược, sinh viên y khoa, Việt Nam
Tài liệu tham khảo
2. Awad, A., & Al-Shaye, D. (2014). Public awareness, patterns of use and attitudes toward natural health products in Kuwait: a cross-sectional survey. BMC complementary and alternative medicine, 14, 105.
3. Schulz V, Hänsel R, Tyler E (2001) Rational Phytotherapy. A Physician’s Guide to Herbal Medicine, 4th Ed., Berlin, Springer 1-9,13.
4. World Health Organization (1998). Guidelines for the Appropriate use of Herbal Medicines. Từ trang: http://apps.who.int/medicinedocs/en/d/Jh2945e/.
5. Bộ Y tế (2013). Quyết định số 4079/QĐ-BYT Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức Cục quản lý y dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế.
6. Ben-Arye, E., Frenkel, M., Klein, A., & Scharf, M. (2008). Attitudes toward integration of complementary and alternative medicine in primary care: perspectives of patients, physicians and complementary practitioners. Patient education and counseling, 70(3), 395–402.
7. Giannelli M., Cuttini M., Da Fre M., Buiatti E. (2007). General practitioners’ knowledge and practice of complementary/alternative medicine and its relationship with life-styles: A population-based survey in Italy. BMC Family Practice, 2007; 8:30.
8. Ameade E.P.K., Amalba A., Helegbe G.K., Mohammed B.S. Mohammed. (2015) Herbal medicine: a survey on the knowledge and attitude of medical students in Tamale, Ghana. Peak Journal of Medicinal Plant Research, 3(1), 1–8.
9. Fugh-Berman, A. Herb-drug Interactions. The Lancet. 2000; 355(9198): 134−138.