TỶ LỆ BẠO HÀNH GIA ĐÌNH VÀ CÁC LOẠI BẠO HÀNH KHI MANG THAI Ở PHỤ NỮ ĐÃ KẾT HÔN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: MỘT NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG

Nguyễn Lam Phương Phạm 1, Thị Hồng Uyên Ngô 1, Đình Trung Trần 1,
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bạo hành gia đình và các loại bạo hành khi mang thai ở phụ nữ  đã kết hôn tại thành phố Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 558 phụ nữ đã kết hôn có con dưới 6 tháng tuổi tại thành phố Đà Nẵng. Kết quả: Có 29,4% phụ nữ bị bạo hành gia đình khi mang thai, trong đó có 26,0% bị bạo hành tinh thần, 20,8% bị bạo hành thể chất và 11,6% bị bạo hành tình dục. Kết luận: Tỷ lệ bạo hành ở phụ nữ khi mang thai là khá cao và cần chú trọng tập trung sàng lọc phát hiện sớm các thai phụ bị bạo hành trong các lần khám thai để kịp thời hỗ trợ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Claudia García-Moreno and Christina Pallitto (2013), Global and regional estimates of violence against women: prevalence and health effects of intimate partner violence and non-partner sexual violence. Geneva: World Health Organization.
2. Tổng cục thống kê (2010), Nghiên cứu quốc gia về BLGĐ đối với phụ nữ Việt Nam.
3. Do, H. P et al (2019), “Inter-partner violence during pregnancy, maternal mental health and birth outcomes in Vietnam: A systematic review”, Children and Youth Services Review, 96, 255-265.
4. Kita S et al (2014), “Prevalence and risk factors of intimate partner violence among pregnant women in Japan”, Heath Care Women Int ,35(4), 442-57.
5. Trần Thị Nhật Vy(2019), Điều tra thực trạng về ảnh hưởng giữa bạo hành gia đình và sinh non hoặc sinh con nhẹ cân tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Almeida, F et al (2017), "Domestic violence in pregnancy: prevalence and characteristics of the pregnant woman", Journal of clinical nursing, 26 (15-16), 2417-2425.
7. Phạm Thị Trang (2018), Thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Hoàng Thanh (2015), Bạo lực gia đình và sức khỏe của thai phụ, trẻ sơ sinh tại huyện Đông Anh, Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Lê Minh Thi và cộng sự (2014),” Bạo lực gia đình đối với phụ nữ: Kết quả nghiên cứu tại 8 tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 2014”Tạp chí Y học dự phòng.