ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở BỆNH NHÂN THIẾU RÌA ĐỘNG MẠCH CHỦ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM

Quốc Tuấn Nguyễn 1,, Thượng Nghĩa Nguyễn 1, Văn Sỹ Hoàng 1,2, Vạn Phước Đặng 3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Khoa Y, Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mặc dù đóng thông liên nhĩ qua da là an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân có đủ rìa, bệnh nhân thông liên nhĩ với không có hoặc thiếu rìa động mạch chủ có nguy cơ thuyên tắc thiết bị và chèn ép cấu trúc lân cận do chọn thiết bị kích thước lớn.  Hiện nay với sự phát triển của siêu âm trong buồng tim hỗ trợ lúc thủ thuật tránh được các biến chứng nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da ở bệnh nhân thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 37 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở, không ngẫu nhiên, theo dõi dọc. Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 37 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 41,27 ± 11,34 tuổi (23 - 62 tuổi), giới nữ chiếm 81,08%. Đường kính thông liên nhĩ trung bình là 23,51 ± 4,64 mm (siêu âm tim qua thực quản) và 27,45 ± 4,81 mm (siêu âm tim trong buồng tim) với P< 0,001. Đường kính thiết bị được chọn là 29,81 ± 4,92 mm (18 – 39 mm), tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi nội viện, 1 tháng và 6 tháng, ghi nhận 100% các trường hợp thành công về mặt kỹ thuật. Chúng tôi theo dõi bệnh nhân nội viện ghi nhận 01 trường hợp rung nhĩ (2,7%) được chuyển nhịp thành công và duy trì nhịp xoang đến tháng thứ 6. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận thêm biến cố bất lợi nào khác tại thời điểm 6 tháng. Sau thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân có cải thiện khó thở theo phân độ NYHA cũng như các chỉ số đường kính thất phải và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim. Kết luận: Đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim cho thấy tính an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amin Z, Hijazi ZM, Bass JL, Cheatham JP, Hellenbrand WE, Kleinman CS. Erosion of Amplatzer septal occluder device after closure of secundum atrial septal defects: Review of registry of complications and recommendations to minimize future risk. Catheter Cardiovasc Interv. 2004 Dec;63(4):496-502.
2. Butera G, Romagnoli E, Carminati M, Chessa M, Piazza L, Negura D, et al. Treatment of isolated secundum atrial septal defects: Impact of age and defect morphology in 1,013 consecutive patients. Am Heart J. 2008 Oct;156(4):706-12.
3. Kitano M, Fujimoto K, Kato A, Kurosaki K, and Shiraishi I. Efficacy and safety of the atrial septal defect closure for patients with absent or malaligned aortic rim using a Figulla Flex II device flared and straddling behind the aorta. Congenital Heart Disease. 2021 jan 7;16(3):269-283.
4. Levi DS, Moore JW. Embolization and retrieval of the Amplatzer septal occluder. Catheter Cardiovasc Interv. 2004 Apr;61(4):543-7.
5. Meyer MR, Kurz DJ, Bernheim AM, Kretschmar O, and Eberli FR. Efficacy and safety of transcatheter closure in adults with large or small atrial septal defects. Springerplus. 2016; 5(1): 1841.
6. O'Byrne ML, Gillespie MJ, Kennedy KF, Dori Y, Rome JJ, Glatz AC. The influence of deficient retro-aortic rim on technical success and early adverse events following device closure of secundum atrial septal defects: An Analysis of the IMPACT Registry. Catheter Cardiovasc Interv. 2017 Jan; 89(1):102-111.
7. O’Byrne ML, Glatz AC, Sunderji S, Mathew AE, Goldberg DJ, Dori Y, et al. Prevalence of Deficient RetroAortic Rim and Its Effects on Outcomes in Device Closure of Atrial Septal Defects. Pediatr Cardiol. 2014 Oct;35(7):1181-90.
8. Wahab HA, Almossawy A, Al Bitar I, Hijazi ZM. Tips and tricks to prevent prolapse of the Amplatzer septal occluder through large atrial septal defects. Catheter Cardiovasc Interv. 2011 Dec 1;78(7):1041-4.