ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGTỚI KẾT QUẢ MỞ THÔNG DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁ ĐẨY TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Mạnh Bắc Trần 1,, Đình Quân Nguyễn 1, Văn Dũng Bùi 1, Quang Quý Nguyễn 1
1 Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mở thông dạ dày bằng phương pháp đẩy và xác định một số yếu tố liên quan đến biến chứng nặng và tử vong trong 90 ngày sau mở thông. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc. 39 bệnh nhân có chỉ định mở thông dạ dày bằng phương pháp đẩy. Sau mở thông bệnh nhân được theo dõi và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong 90 ngày hoặc cho tới khi tử vong. Kết quả: Tỷ lệ nam giới nhiều hơn chiếm 61,54%, tuổi trung bình trong nghiên cứu là 79,1 ± 8,2. Tổn thương đường tiêu hóa gặp nhiều nhất là loét thực quản chiếm 35/39 bệnh nhân. Viêm trợt thực quản và GERD gặp ở 27/39 bệnh nhân. Nhóm biến chứng nặng có chỉ số BMI là 14,24 ± 2,85, thấp hơn nhóm không bị là 20,0 ± 2,61. Chỉ số Hemoglobin là 92,0 ± 25,62 so với nhóm không bị là 105,8 ± 2,91. Mức albumin là 24,9 ± 5,88 so với 31,11 ± 4,72 ở nhóm không bị. Kết luận: Bệnh nhân mở thông dạ dày ở bệnh viện Lão khoa có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Tổn thương gặp nhiều trên bệnh nhân có chỉ định mở thông là loét thực quản, viêm trợt thực quản và GERD. Các yếu tố được xác định có liên quan tới các tai biến nặng của người bệnh là chỉ số BMI, hemoglobin, albumin và số lượng tiểu cầu thời điểm thực hiện thủ thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Park RHR, Allison MC, Lang J, et al. Randomised comparison of percutaneous endoscopic gastrostomy and nasogastric tube feeding in patients with persisting neurological dysphagia. Br Med J. 1992; 304(6839):1406-1409. doi:10.1136/bmj.304.6839.1406
2. Smith BM, Perring P, Engoren M, Sferra JJ. Hospital and long-term outcome after percutaneous endoscopic gastrostomy. Surg Endosc Other Interv Tech. 2008;22(1):74-80. doi:10.1007/s00464-007-9372-z
3. Ben-Menachem T, Decker GA, Early DS, et al. Adverse events of upper GIendoscopy. Gastrointest Endosc. 2012;76(4):707-718. Accessed July 2, 2021. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22985638/
4. Grant DG, Bradley PT, Pothier DD, et al. Complications following gastrostomy tube insertion in patients with head and neck cancer: A prospective multi-institution study, systematic review and meta-analysis. Clin Otolaryngol. 2009; 34(2):103-112. doi:10.1111/j.1749-4486. 2009 .01889.x
5. Lucendo AJ, Sánchez-Casanueva T, Redondo O, Tenias JM, Arias Á. Risk of bleeding in patients undergoing percutaneous endoscopic gastrotrostomy (PEG) tube insertion under antiplatelet therapy: A systematic review with a meta-analysis. Rev Esp Enfermedades Dig. 2015;107(3):128-136.
6. Mahawongkajit P, Techagumpuch A, Limpavitayaporn P, et al. Comparison of Introducer Percutaneous Endoscopic Gastrostomy with Open Gastrostomy in Advanced Esophageal Cancer Patients. Dysphagia. 2020;35(1):117-120. doi:10.1007/s00455-019-10017-w