ÁP DỤNG TỈ LỆ CHỈ SỐ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM HbA1c TRÊN MÁY TOSOH HPLC-723G11
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và quản lý của bệnh đái tháo đường. Kết quả xét nghiệm tin cậy là mục tiêu chính của các phòng xét nghiệm y học. Thang đo Sigma là một công cụ quan trọng để đánh giá các sai số trong kiểm soát chất lượng của hệ thống phòng thí nghiệm bằng cách kết hợp độ chệch, độ chính xác và tổng sai số cho phép (TEa). Tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng (QGI) là một thông số mới sẽ chỉ ra lỗi nằm ở độ đúng hay độ lặp lại liên quan đến mục tiêu chất lượng. Mục đích: Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá chất lượng xét nghiệm HbA1c trên máy phân tích TOSOH HPLC-723G11 bằng tỉ lệ chỉ số mục tiêu chất lượng. Phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, dữ liệu nội kiểm cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Giá trị bias (độ chệch), chỉ số độ lệch chuẩn (SDI) và hệ số biến thiên (CV) được thu thập từ kết quả nội kiểm hàng tháng. 6% là tổng sai số toàn bộ cho phép (NGSP). QGI cũng được tính khi thang đo sigma <4 theo công thức “Bias%/1,5xCV%”. Kết quả: Sigma cho nội kiểm tra nồng độ 1 có hiệu suất phân tích có thể chấp nhận được với thang đo sigma từ 3 đến 6, trong đó 7 tháng có thang đo từ 3 đến 4. Đối với nồng độ 2, tất cả các thông số đều đạt được Six sigma với thang đo lớn hơn 6, đạt mức đẳng cấp. Tỷ lệ QGI chỉ ra rằng trong bảy tháng nội kiểm tra nồng độ 1 có thang đo sigma từ 3 đến 4, vấn đề chính là ở độ lặp lại (QGI <0,8) ngoại trừ tháng 7 năm 2020, tháng 11 năm 2020, tháng 6 năm 2021 vấn đề ở cả độ đúng và độ lặp (0,8≤ QGI ≤ 1,2). Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, xét nghiệm HbA1c phù hợp với mức sigma của quá trình xét nghiệm dựa theo kết quả nội kiểm và cũng được đánh giá là thuận lợi khi xem xét hiệu suất phòng xét nghiệm. Trên cơ sở các chỉ số thang đo sigma và QGI, có thể kết luận HbA1c trên TOSOH HPLC-723G11 có thể đạt được hiệu suất tốt và cần điều chỉnh trong quy trình kiểm soát chất lượng dựa vào QGI.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số mục tiêu chất lượng, độ chệch, Six Sigma, TOSOH HPLC-723G11, tổng sai số toàn bộ cho phép
Tài liệu tham khảo
2. Thomas V, Desai PB, Mithrason AT (2018). Evaluation of clinical biochemistry laboratory performance using sigma metrics. Int J Clin Biochem Res, 5(4):604–7. doi:10.18231/2394-6377.2018.0128.
3. Aggarwal K, Patra S, Acharya V, Agrawal M, Mahapatra SK (2019). Application of six sigma metrics and method decision charts in improvising clinical Chemistry laboratory performance
4. enhancement. Int J Adv Med, 6(5):1524–30. doi:10.18203/2349- 3933.ijam20194155.
5. Adiga US, Preethika A, Swathi K (2015). Sigma metrics in clinical chemistry laboratory - A guide to quality control. Al Am een J Med Sci, 8: 281-287.
6. Kumar BV, Mohan T (2018). Sigma metrics as a tool for evaluating the performance of internal
7. Quality control in a clinical chemistry laboratory. J Lab Physicians, 10(2):194-99.
8. Parry DM (2019). Quality goal index. Available at: https://www.westgard.com/guest34.htm
9. Westgard JO (2003). Internal quality control: planning and implementation strategies. Ann Clin Biochem, 40(Pt 6):593-611.
10. Bozkaya G, Uzuncan N, Bilgili S, Demirezen O (2019). Evaluation of Analytical Performance of Variant II Turbo HbA1c Analyzer According to Sigma Metrics. J Med Biochem,38:33–37. 19. 9.İren Emekli D, Güçlü K, Nar R, Avcı E (2020). Assesment of Analytical Performance of HbA1C Test by Six Sigma Methodology. J Basic Clin Health Sci, 4:104-107.