KHẢO SÁT TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC THUỐC ỨC CHẾ HỆ RENIN- ANGIOTENSIN- ALDOSTERON Ở NGƯỜI SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM THEO HƯỚNG DẪN NĂM 2020 CỦA BỘ Y TẾ VIỆT NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Vấn đề: Nhóm thuốc ức chế hệ Renin- Angiotensin- Aldosterol (RAA) là một trong những chỉ định điều trị cho người suy tim phân suất tống máu thất trái (ST PSTMTT) giảm theo phác đồ của Bộ Y tế Việt Nam năm 2020. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định và liều trung bình của thuốc ức chế men chuyển (UCMC), ức chế thụ thể (UCTT), kháng Aldosteron (MRA) và thuốc ức chế kép thụ thể Angiotensin Neprilysin (ARNI) là Sacubitril/Valsartan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả trên 164 người suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị nội trú tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 3- 6/2022. Kết quả: Có 99,4% bệnh nhân được điều trị với ít nhất một trong những thuốc ức chế hệ RAA, 72,6% bệnh nhân sử dụng đồng thời một trong ba thuốc UCMC/UCTT/ARNI kết hợp MRA. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển là 56,7%, thuốc ức chế thụ thể 4,3%, thuốc kháng Aldosteron 84,1% và Sacubitril/Valsartan là 26,8%. Số bệnh nhân dùng thuốc gần đạt liều đích cao nhất với nhóm kháng Aldosteron: 53,6% người đạt 50-<75% liều đích, 46,5% đạt ≥75% liều đích; và thấp nhất với thuốc ARNI: 22,7% người bệnh đạt <25% liều đích, 59,1% đạt 25-<50% liều đích, 18,2% đạt 50-<75% liều đích, không trường hợp nào đạt ≥75% liều đích. Kết luận: Tỷ lệ sử dụng các thuốc nhóm ức chế hệ RAA cao nhưng đa số chưa đạt liều đích.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
suy tim phân suất tống máu thất trái giảm, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, lợi tiểu kháng Aldosterone, ARNI
Tài liệu tham khảo
2. Emelia J. Benjamin, Salim S. Virani, Clifton W. Callaway, et al. Heart disease and stroke statistics- 2018 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2018; 137(12): 67-492.
3. Gianluigi Savarese, Lars H Lund,et al. Global public health burden of heart failure. Cardiac failure review. 2017; 3(1): 7.
4. Mariell Jessup, Thomas H. Marwick, Piotr Ponikowski, et al. 2016 ESC and ACC/AHA/HFSA heart failure guideline update- what is new and why is it important?. Nature Reviews Cardiology. 2016; 13(10): 623-628.
5. Philip Jong, Erika Vowinckel, Peter P. Liu, et al. Prognosis and determinants of survival in patients newly hospitalized for heart failure: a population-based study. Archives of internal medicine. 2002; 162(15): 1689-1694.
6. Stephen J. Greene, Taylor S. Triana, et al. In-hospital therapy for heart failure with reduced ejection fraction in the United States. Heart Failure. 2020; 8(11): 943-953.