NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SAI SÓT LIÊN QUAN ĐẾN THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ MINH HẢI NĂM 2021

Thị Thu Vân Trần 1, Quang Lộc Duyên Võ 2, Thị Linh Tuyền Nguyễn 3,
1 Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải
2 Công ty TNHH Dược Sĩ Tiến
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: xác định các sai sót liên quan đến thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 442 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nhi, khoa Nội tổng hợp, khoa Tim mạch - Nội tiết, khoa Ngoại, khoa Sản tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải từ tháng 07/2021 đến tháng 9/2021. Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần mềm Excel 2016 và SPSS 20.0. Kết quả: tỷ lệ sai sót liên quan đến thuốc là 4,07%. Các sai sót liên quan đến thuốc xảy ra nhiều nhất tại Khoa Nội tổng hợp (55,56%), kế đến là Khoa Tim mạch – nội tiết (27,78%). Sai sót liên quan đến thuốc ở giai đoạn chuẩn bị và thực hiện thuốc chiếm đa số với (33,33%), giai đoạn sao chép y lệnh (27,78%). Đối tượng thường xảy ra sai sót liên quan đến thuốc là điều dưỡng với 72,22%, dược sĩ (16,67%) và bác sĩ với (11,11%). Đối tượng phát hiện sai sót liên quan đến thuốc đa phần là dược sĩ (77,78%). Kết luận: hầu hết các giai đoạn trong quá trình sử dụng thuốc đều xảy ra sai sót liên quan đến thuốc. Việc phát hiện các sai sót này sẽ giúp nhân viên y tế đánh giá lại và tìm ra giải pháp để làm giảm sai sót.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 43/2018/TT-BYT về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trần Thảo Yên (2017), Khảo sát một số sai sót trong kê đơn và sao chép y lệnh trong điều trị bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Tạp chí Y Dược học TP.HCM, 21(1), tr.87.
3. Al-Worafi Y. M. (2020), Medication errors, Drug Safety in Developing Countries, pp.59-71.
4. Anderson J. G., Abrahamson K. (2017), Your Health Care May Kill You: Medical Errors, Stud health technol inform, 234, pp.13-17.
5. Isaacs A. N., Ch’ng K. (2021), Hospital medication errors: a cross-sectional study, International Journal for Quality in Health Care, 33(1), pp.1-18.
6. Keers R. N., Williams S. D. (2013), Causes of medication administration errors in hospitals: a systematic review of quantitative and qualitative evidence, Drug safety, 36(11), pp.1045-1067.
7. Mulac A., Taxis K. (2021), Severe and fatal medication errors in hospitals: findings from the Norwegian Incident Reporting System, European Journal of Hospital Pharmacy, 28(e1), pp.56-61.
8. Nguyen H. T., Nguyen T. D. (2015), Medication errors in Vietnamese hospitals: prevalence, potential outcome and associated factors, PLoS One, 10(9), pp.1-12.